Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

 

 

 


THẢO CHƯƠNG CỰU ƯỚC

l Sáng Thế Ký l Xuất Êdíptô Ký l

Biên Soạn: Dick Woodwar


Chương 1: CẤU TRÚC KINH THÁNH

Nguyên Nghĩa Và Nguồn Gốc Kinh Thánh.

Trước khi bắt đầu nghiên cứu những sách riêng lẻ của Kinh Thánh, chúng ta hãy xem xét Kinh Thánh với cái nhìn tổng thể. Tại sao được gọi là “Kinh Thánh”?
Từ vựng “Kinh Thánh” đến từ chữ Latinh “Bilia” có nghĩa là “những quyển sách”. Vì thế, “Kinh Thánh” có nghĩa đơn giản là “tập hợp những quyển sách”, nói cách chính xác là 66 quyển. Từ “Thánh” có nghĩa là “thuộc về Đức Chúa Trời” hoặc “đến từ Đức Chúa Trời”. Nói tóm lại, Kinh Thánh có nghĩa là “tập hợp những sách đến từ Đức Chúa Trời và thuộc về Đức Chúa Trời”.

Kinh Thánh thường được xem là lời Đức Chúa Trời. Tại sao? Bởi vì các sứ đồ như Phierơ và Phaolô đã khẳng định như vậy. II Tim 3:16-17 chép:”Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình. Hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”.

Trước hết, chúng ta phải xác quyết rằng Kinh Thánh không phải là sự thu thập những bài viết của con người về Đức Chúa Trời. Nhưng ngược lại, nó chứa đựng chính lời Đức Chúa Trời thông qua ngòi bút của một số người, trong khoảng thời gian từ 1500-1600 năm. Tiến trình Đức Chúa Trời hướng dẫn những trước giả viết nên Kinh Thánh gọi là sự thần cảm hoặc
sự “hà hơi”. II Phierơ 1-21 chép: “Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời”.

Từ “cảm động” theo tiếng Hy Lạp có một ý nghĩa thật sinh động. Đây là hình ảnh một con thuyền đang trôi theo dòng nước hoặc là ngọn gió khiến cho chiếc thuyền buồm chuyển động, là điều mà Phierơ muốn mô tả để chúng ta dễ hình dung.

Cấu Trúc Kinh Thánh.

Qua quá trình hình thành, chúng ta sẽ biết được cấu trúc Kinh Thánh. Cấu trúc Kinh Thánh không dựa trên lịch sử hoặc theo tuần tự của các trước giả mà dựa trên văn thể và sứ điệp.
Hai phần chính của Kinh Thánh là Cựu ước và Tân ước. Trong thời kỳ Chúa Jêsus sống trên đất, không có sự phân chia giữa Cựu ước và Tân ước. Tân ước vẫn chưa được viết ra, vì thế, những sách đã có trong thời Chúa Jêsus thường được gọi là “ lời của Đức Chúa Trời” hoặc “sách Thánh”. Sau khi Tân ước được viết và thu thập lại thì xuất hiện sự phân chia tự
nhiên giữa Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước.

Sứ điệp được Cựu ước lập đi lập lại là sự ra đời của Chúa Cứu Thế. Theo Kinh Thánh, thuở ban đầu giữa Đức Chúa Trời và con người có mối tương giao thật tốt đẹp. Đức Chúa Trời ban cho con người quyền tự do lựa chọn và con người đã quay lưng với Ngài. Vì Đức Chúa Trời gớm ghét tội lỗi nên Ngài đã loại bỏ con người. Sự phân rẽ nầy là nan đề chính yếu mà Kinh Thánh đề cập đến.

Trong Cựu ước, Đức Chúa Trời phán rằng: “Các ngươi có tin rằng ta sẽ cất đi sự ngăn cách nầy không?” Kinh Thánh Cựu ước tuyên bố: “Đấng Cứu Thế sẽ đến và Ngài sẽ khiến Đức Chúa Trời hòa thuận với con người”. Kinh Thánh Tân ước loan báo cho chúng ta Tin lành: “Đấng Cứu Thế đã đến và Ngài đã làm cho Đức Chúa Trời hòa thuận với con người”.
Ngoài hai phần chính là Cựu ước và Tân ước, trong mỗi phần nầy cũng được chia nhỏ ra. Cựu ước gồm có 5 thể loại khác nhau.
Đầu tiên là năm sách luật pháp, trong đó Đức Chúa Trời dạy chúng ta phân biệt thiện ác và tiêu chuẩn công bình của Ngài.
Kế đến là mười sách lịch sử, chủ yếu chép lại việc dân sự Đức Chúa Trời qua sự vâng phục, hoặc bất tuân luật pháp Ngài. Những câu chuyện về lịch sử Ysơraên là tấm gương và sự cảnh cáo đối với chúng ta. Câu Kinh Thánh chìa khóa về lịch sử dân Ysơraên được trưng dẫn trong Tân ước. Sứ đồ Phaolô cho biết mọi sự xảy đến với dân Ysơraên được ghi lại trong Kinh Thánh như là những tấm gương và lời cảnh báo cho chúng ta. Khi vâng phục mạng lệnh Đức Chúa Trời, họ là tấm gương cho chúng ta noi theo; khi làm theo ý riêng, họ là sự cảnh tỉnh đối với chúng ta.

Tiếp theo các sách lịch sử là những sách văn thơ. Trong phần nầy Đức Chúa Trời đã khích lệ dân sự Ngài khi họ muốn sống đẹp lòng Ngài trên đất. Chẳng hạn như sách Gióp an ủi
tấm lòng con dân Chúa khi gặp đau khổ. Sách Thi thiên khích lệ con dân Chúa khi thờ phượng Ngài. Sách Châm ngôn dạy về sự khôn ngoan trong cuộc sống và mối giao tiếp với người chung quanh. Sách Nhã ca của Salômôn đi vào tấm lòng những con người đang tràn ngập tình yêu. Mỗi sách chứa đựng những sự giúp đỡ và lời khuyên thực tế dành cho con người.

Phần cuối của Cựu ước gồm nhiều sách nhất và được gọi là các sách tiên tri. Phần nầy được chia làm hai phần: Đại tiên tri và Tiểu tiên tri, không phải bởi sự quan trọng do sứ điệp của họ nhưng đơn giản là do độ dài ngắn của mỗi sách.

Trong Tân ước, chúng ta cũng có năm thể loại sách. Trước hết là bốn sách tiểu sử của Chúa Jêsus (cũng gọi là các sách Tin Lành), được viết bởi Mathiơ, Mác, Luca và Giăng; kế đến là sách Công vụ các sứ đồ thuộc thể loại lịch sử; tiếp theo là các sách thư tín, gồm hai phần: Các thư tín của Phaolô và các thư tín chung. Phân nửa Tân ước là thư tín do sứ đồ Phaolô gởi các Hội thánh mới thành lập sau khi Chúa Phục sinh. Các thư tín chung do nhiều tác giả viết. Cuối cùng là sách Khải huyền thuộc thể loại tiên tri.

Khi nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta có thể có cái nhìn tổng quát: Với Cựu ước, sứ điệp căn bản là Đấng Cứu Thế sẽ đến; với Tân ước, sứ điệp là Đấng Cứu Thế đã đến.

Chương 2:MỤC ĐÍCH, TÁC GIẢ VÀ NGUỒN GỐC CỦA KINH THÁNH

Mục Đích Của Kinh Thánh.

Từ Sáng thế ký đến Khải huyền, Kinh Thánh tập trung vào Chúa Cứu Thế Jêsus. Kinh Thánh không phải là quyển sách chép về văn minh lịch sử hoặc khoa học. Một số người cho rằng Kinh Thánh là quyển sách chỉ dẫn về đời sống đạo đức. Họ cho rằng Chúa Jêsus là người thầy gương mẫu qua đời sống mà Ngài đã bày tỏ. Chúa Jêsus là trọng tâm của Kinh Thánh và có 4 chủ điểm chính để luận giải về điều nầy. Thứ nhất, bày tỏ Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế, đem sự cứu chuộc đến cho nhân loại, giúp chúng ta hiểu được tại sao mình cần đến Ngài. Thứ hai, Kinh Thánh cung ứng cho chúng ta bối cảnh lịch sử, chuẩn bị cho sự ra đời của Chúa Jêsus.

Nhưng từ Sáng thế ký 12, câu chuyện dường như xoay hướng. Chương nầy là điểm khởi đầu để đi dần đến sách Khải huyền của toàn bộ 1178 chương còn lại. Tại điểm nầy, phần chính của câu chuyện xoay quanh Ápraham và dòng dõi ông, đặc biệt là một Đấng ra từ dòng dõi của ông, Đấng mà nhờ đó cả thế gian sẽ được phước, là Mêsia, Chúa Jêsus Christ.

Một khi hiểu được hai chủ điểm đầu, phần còn lại sẽ sáng tỏ. Chủ điểm thứ ba là đưa người chưa được cứu đến chỗ có đức tin và chủ điểm thứ tư là hướng dẫn tín đồ sống một đời sống theo ý muốn Đức Chúa Trời.

Tác Giả Của Kinh Thánh.

Ai đã viết Kinh Thánh? Ở đâu và khi nào? Một hay nhiều ngôn ngữ? Có tồn tại một nguyên bản nào không? Ai quyết định những bản văn và kể là Kinh Thánh theo như hiện nay?Những loại câu hỏi nầy thường nảy sinh trong bạn khi mới bắt đầu học Kinh Thánh.
Trước hết chúng ta hãy suy nghĩ về tác giả của Kinh Thánh. Như chúng ta đã nói, chính Đức Chúa Trời là tác giả và Ngài cảm thúc nhiều người để viết nên Kinh Thán. Chúng ta sẽ đề cập về những nhân vật nầy sau, bây giờ, có hai khái niệm chúng ta cần hiểu khi nói chính Đức Chúa Trời viết nên Kinh Thánh. Khái niệm thứ nhất là sự mặc khải. Mặc khải là khái niệm tổng quát về mọi phương cách mà Đức Chúa Trời dùng để bày tỏ cho con người qua thiên nhiên, qua Đức Thánh Linh, qua các tiên tri và nhiều cách khác. Khái niệm thứ hai là sự thần cảm, là điều mà những nhà thần học gọi là “Mặc khải đặc biệt”. Kinh Thánh là sự mặc khải đặc biệt của Đức Chúa Trời từ trang đầu cho đến trang cuối. Trong thời gian khoảng 1600 năm, Đức Chúa Trời đã cảm thúc nhiều người để viết nên Kinh thánh, nhưng khi chữ cuối cùng của sách Khải huyền được viết ra thì sự mặc khải đặc biệt đó được hoàn tất và không còn tiếp diễn nữa.

Ngày nay khi cho rằng Đức Chúa Trời đã viết Kinh Thánh, chúng ta cũng hàm ý Kinh Thánh có nhiều trước giả. Họ là những vị vua, người đánh cá, chăn chiên, nhà lãnh đạo, thầy tế lễ, người thâu thuế, có người là bác sĩ… Họ thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.

Nguồn Gốc Kinh Thánh.

Ai quyết định một bản văn được kể là Kinh Thánh, được quyết định như thế nào và khi nào? Khoảng năm 100 S.C, tại Giáo hội nghị Jamnia, Cựu ước đã được chính thức biên soạn mặc dù đã được sử dụng từ ba bốn trăm năm về trước. Những sách nầy được công nhận dựa vào các trước giả của nó là những tiên tri hoặc thầy thông giáo danh tiếng. Hầu hết những sách Cựu ước được viết bằng tiếng Hêbơrơ.

Những sách Tân ước, hầu hết viết bằng tiếng Hylạp, được chọn lọc và biên soạn lại vào khoảng năm 692 S.C tại Giáo hội nghị Trullan. Tiêu chuẩn của những sách được chọn gọi là sự kinh điển hóa, đòi hỏi ba điều kiện:

1. Có phải đây là sách do một sứ đồ hay là bạn cùng làm việc với sứ đồ viết ra?
2. Có phải đây là sách chứa những giá trị thuộc linh sâu nhiệm cho Cơ đốc nhân?
3. Có phải đây là sách hiệp nhất về mặt nội dung với những sách đã được linh cảm khác của Kinh Thánh, và không gây ra sự bất đồng về mặt thần học giữa các Hội thánh?

Làm thế nào mà những quyển sách cổ xưa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay? Chúng đã được bảo tồn cách cẩn thận. Rõ ràng là chúng ta không còn bất kỳ nguyên bản nào, vì giấy rất dễ mục nát. Tuy nhiên, chúng ta có những bản sao hoàn hảo. Các dịch giả rất cẩn trọng khi dịch những tài liệu nầy ra ngôn ngữ hiện đại.

Kết Luận.

Làm thế nào để chúng ta biết chắc Kinh Thánh được Đức Chúa Trời linh cảm? Làm thế nào để xác quyết những sách được chọn là kinh điển và không hề sai lầm khi sao chép hoặc dịch thuật? Chỉ có một cách duy nhất như lời Chúa Jêsus đã phán với chúng ta rằng: “Nếu bất kỳ người nào sẵn lòng làm theo, kẻ đó sẽ biết lẽ thật”. Điều nầy tuỳ thuộc tấm lòng của bạn. Khi đến với lời Đức Chúa Trời, trong tinh thần sẵn sàng nghe và làm theo thì điều nầy sẽ đem đến một sự biến đổi kỳ diệu trong cuộc sống của chính bạn, để rồi bạn sẽ thốt lên rằng: “Đó chính là lời Đức Chúa Trời. Không có cách giải thích nào tốt hơn!”

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP HỌC KINH THÁNH

Chúng ta cần cẩn trọng và khôn ngoan khi học hỏi lời Chúa. Một phương pháp học hiệu quả bao gồm 4 bước: quan sát, giải thích, ứng dụng và đối chiếu.
Trước hết là quan sát. Khi đọc qua một phân đoạn Kinh Thánh, bạn nên đặt câu hỏi: “Phân đoạn Kinh Thánh nầy nói gì?” Đến bước giải thích, bạn đặt câu hỏi: “Điều nầy có ý nghĩa gì?” Tiếp theo là bước ứng dụng, câu hỏi bạn đặt sẽ là: “Phân đoạn Kinh Thánh nầy dạy dỗ tôi điều gì?” Bước đối chiếu: “Phân đoạn Kinh Thánh nầy liên quan đến những khúc Kinh Thánh khác như thế nào?”

Hiểu những gì Kinh Thánh nói và ý nghĩa của lời Chúa là điều quan trọng, nếu không, việc học của bạn sẽ vô ích. Khi đến phần ứng dụng, bạn có thể khám phá ý nghĩa của khúc Kinh Thánh bằng cách tự đặt ra những câu hỏi đặc biệt.
• Có gương mẫu nào tôi cần làm theo?
• Có những lời cảnh cáo nào tôi cần phải tránh?
• Có những mạng lệnh nào tôi phải vâng theo?
• Có tội lỗi nào tôi cần phải lìa bỏ?
• Có những lẽ thật nào về Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus hoặc Đức Thánh Linh?
• Có những lẽ thật nào mới mẻ cho bản thân tôi? Khi học Kinh Thánh, bạn cần phải tuân theo một số nguyên tắc chủ đạo. Điều thứ nhất, khi đến với một phân đoạn Kinh Thánh, hãy nhớ rằng: Cho dù chỉ có một sự giải thích, nhưng có thể có rất nhiều ứng dụng. Bạn có nhiều ứng dụng thật sâu sắc cho chính mình trong một phân đoạn Kinh Thánh, nhưng hãy sẵn lòng để Đức Thánh Linh hành động trên người khác cũng qua khúc Kinh Thánh đó.

Thứ hai, Kinh Thánh là quyển sách viết về Đấng Christ nên bạn luôn cần nhìn xem Ngài đang khi học hỏi. Thứ ba, khi đến với những câu khó hiểu hoặc tối nghĩa, bạn hãy giải nghĩa nó trong ánh sáng của những câu Kinh Thánh liên quan rõ nghĩa hơn. Dựa vào những câu sáng nghĩa sẽ giúp bạn hiểu rõ những câu khó.

Điều kế đến rất quan trọng: Không bao giờ đến với một phân đoạn Kinh Thánh theo quan điểm chủ quan bởi vì có khi bạn đúng, nhưng có khi lại sai! Đức Thánh Linh sẽ rất khó hướng dẫn khi bạn cho rằng mình đã biết rất rõ về ý nghĩa khúc Kinh Thánh đó.

Một nguyên tắc quan trọng khác: Đặc biệt khi bạn là giáo viên dạy lời Chúa, chính mình hãy sống theo lời Chúa trước khi dạy người khác. Nên nhớ rằng Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua lời Ngài, hãy đến với lời Chúa bằng sự cầu nguyện, cầu xin Ngài dạy dỗ bạn cách riêng tư trong Đức Thánh Linh.
Cuối cùng hãy xem xét câu Kinh Thánh theo nội dung tổng thể. Nghiên cứu riêng lẻ một câu tách rời khỏi văn mạch của Kinh Thánh thường dẫn đến việc giải thích sai lầm.
Sau khi nắm được những điều cơ bản khi đọc Kinh Thánh, bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu sách Sáng thế ký, quyển sách đầu tiên. Cầu xin lời Chúa đầy dẫy tấm lòng bạn khi chuyêntâm học hỏi lời Ngài.

Chương 4:SÁNG THẾ KÝ QUYỂN SÁCH CỦA SỰ KHỞI ĐẦU

Sách Sáng thế ký đề cập đến sự khởi đầu. Từ vựng “sáng thế” nghĩa là “khởi nguyên”.
Đây là quyển sách đầu của Kinh Thánh và cũng là sách nói về nhiều sự khởi đầu. Điều đầu tiên được tường thuật là sự sáng tạo thế giới.
Trong Sáng thế ký, Đức Chúa Trời kể câu chuyện về con người thuở ban đầu và hiện nay. Điều nầy giúp chúng ta hiểu về chính mình. Ngài cho chúng ta biết sự xuất hiện của tội lỗi và ảnh hưởng của nó đến nhân loại như thế nào.

Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta biết mối tương giao ban đầu của Ngài với loài người. Qua sự xung đột đầu tiên giữa Cain và Abên, chúng ta có thể hiểu về xung đột trên thế giới ngày nay.

Từ đoạn 6-9, chúng ta đọc về sự đoán phạt thế gian đầu tiên, trận đại hồng thủy và trong câu chuyện nầy, chúng ta thấy được bức tranh của sự cứu rỗi. Bởi đức tin của Nô-ê, ông đã được Đức Chúa Trời giải cứu khỏi sự hủy diệt. Chúng ta cũng sẽ được giải cứu khỏi sự đoán phạt bởi tội lỗi nếu có đức tin.

Qua những đoạn còn lại của sách, có nhiều câu chuyện bày tỏ cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng, điều nầy khích lệ chúng ta ngày nay luôn tin cậy Ngài.
Chúng ta cần khởi sự đọc sách Sáng thế ký. Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi: Sách nầy nói lên điều gì trong quá khứ và hiện nay? Nó đã thay đổi suy nghĩ và đời sống tôi như thế nào?

Chương 5:SỰ SÁNG TẠO CÓ ĐÁNG TIN KHÔNG ?

Sách Sáng thế ký, là Kinh Thánh, bắt đầu bằng câu chuyện sáng tạo.
Sự kiện đầy ý nghĩa nầy chỉ tường thuật trong một chương rưỡi. Tại sao lại như vậy? Như chúng ta đã đề cập trong chương trước, quyển sách nầy được viết không chỉ để nói về sự sáng tạo, mà còn trình bày cho chúng ta hiểu nhiều vấn đề khác. Đức Chúa Trời không bắt buộc phải giải thích cho chúng ta. Ngài không cần tường thuật tỉ mỉ cho chúng ta biết về sự sáng tạo.

Tuy nhiên, tại đây chúng ta cần đưa ra một số quan điểm đối lập nhau về Kinh Thánh. Có hai quan điểm trái ngược về sự sáng tạo. Quan điểm thứ nhất cho rằng thứ tự sáng tạo trong Sáng thế ký không đáng tin cậy về mặt khoa học nên Kinh Thánh không thật sự được Đức Chúa Trời linh cảm. Quan điểm thứ hai đặt ngược vấn đề là: “Kinh Thánh có phù hợp với khoa học không?” Những người theo quan điểm nầy nói rằng: “Kinh Thánh không lầm lẫn mà chính là khoa học!”Vấn đề chính là khi giải thích về sự hình thành vũ trụ thì giữa Kinh Thánh và khoa học có gì mâu thuẫn với nhau không?

Chúng ta cần có tầm nhìn xa hơn trong một số điều. Trước hết, nghiêm túc mà nói, khoa học không có chỗ đứng trong đức tin nơi Đức Chúa Trời. Điều nầy không có nghĩa rằng một nhà khoa học không thể là một Cơ Đốc Nhân tin kính. Nhưng tự khoa học chỉ là việc nghiên cứu sự kiện, hiện tượng, có thể quan sát, đo lường hoặc chứng minh được một cách cụ thể.Nó dựa trên những thí nghiệm, kết luận và ứng dụng. Nó được kiểm soát và có thể kiểm soát được. Với bản tánh siêu nhiên, Đức Chúa Trời không cần đến những loại nghiên cứu nầy.Không thể đến với Đức Chúa Trời qua con đường khoa học. Con đường duy nhất đến với Đức Chúa Trời là bởi đức tin như Hêbơrơ 11:6 chép rằng: “Nếu không có đức tin thì chẳng có
thể ở đẹp lòng Đức Chúa Trời, vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời và Ngài là Đấng hay thưởng cho những kẻ tìm kiếm Ngài”.

Chúng ta đọc trong Sáng thế ký 1:1: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”, và câu tiếp theo: “Đất vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước”.

Kinh Thánh chép, Thần Đức Chúa Trời bắt đầu vận hành và dự phần vào sự sáng tạo. Sáng 1:5 chép: “Đức Chúa Trời phán: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi và phải có chỗ khô cạn bày ra, thì có như vậy”.

Đức Chúa Trời không phán: “Hãy tạo ra đất khô”. Trong hành động ngắn ngủi của sự sáng tạo, đất vốn không được sáng tạo cách hiển nhiên, nhưng vốn nằm sâu bên dưới lớp nước.Trong câu Kinh Thánh đất được bày ra thật là thú vị! Vì ngày nay nhiều nhà khoa học tin rằng trong một thời điểm nào đó, toàn bộ trái đất nằm ở dưới mặt nước.

Từ dựng nên, hoặc là”sáng tạo” mang ý nghĩa là làm nên một điều gì đó từ chỗ không có gì. Từ vựng nầy chỉ được sử dụng ba lần trong việc tường thuật sự sáng tạo. Trong câu 1 nói về hành động sáng tạo ban đầu của Đức Chúa Trời đối với vũ trụ, trái đất và mọi sự sống trên nó.

Ý nghĩa những từ “dựng nên” nằm giữa câu 2 và 20 thì khác, chỉ sự thay đổi hoặc khiến chúng tồn tại. Hành động tiếp theo của sự sáng tạo diễn ra dưới nước. Câu 21 chép: “Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loài; các loài chim bay, tùy theo loài. Và Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành”.

Một lần nữa tại đây có sự phù hợp giữa sự tường thuật của Kinh Thánh và khoa học. Các nhà khoa học đều cho rằng: Cuộc sống động vật bắt nguồn từ dưới nước giống như sách Sáng thế ký đã chép.

Hành động “dựng nên” kế tiếp diễn ra trong câu 27: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người theo hình Ngài và tượng Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời;
Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”.

Sách Sáng thế ký mô tả sự khởi đầu của mọi vật trong vũ trụ. Thần Đức Chúa Trời tiếp tục biến đổi và phát triển những tạo vật trong công cuộc sáng tạo ban đầu. Đây là điều mà những nhà khoa học thấy được qua hình thức tiến hoá của sự sống.

Tuy nhiên, những người theo thuyết sáng tạo và thuyết tiến hóa vẫn không thống nhất nhau trên ba vấn đề: Làm thế nào mà chúng xuất hiện cùng lúc? Làm thế nào sự sống thực vật trở nên sự sống động vật? Làm sao sự sống động vật trở nên sự sống con người? Khoa học không có lời giải đáp cho ba vấn nạn nầy, nhưng Sáng thế ký đã giải đáp rất đơn giản rằng chính Đức Chúa Trời dựng nên mọi vật.

Chương 6:SỰ KHAI SINH LOÀI NGƯỜI

Chúng tôi đã trình bày về nguồn gốc của vũ trụ, bây giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn. Trong chương nầy chúng ta xem sách Sáng thế ký nói gì về nguồn gốc loài người. Sáng thế ký cho biết gì về mục đích Đức Chúa Trời khi dựng nên loài người? Chúng ta hãy đọc câu chuyện về việc dựng nên người nam và người nữ.
Đức Chúa Trời phán: “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và tượng ta, đặng quản trị các loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời, Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: “Hãy sanh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất … Và Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; Ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó… Giêhôva Đức Chúa Trời làm cho Ađam ngủ mê… lấy một xương sườn, rồi lắp thịt thế vào…Giêhôva Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi Ađam làm nên một người nữ đưa đến cùng Ađam…Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, hai người sẽ cùng nên một thịt. (Sáng 1:26-28a; 2:18, 2124).

Hình Ảnh Của Đức Chúa Trời.

Điều đầu tiên được đề cập trong phân đoạn nầy là con người được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Những từ nầy có vẻ quen thuộc nhưng ý nghĩa bên trong của chúng là gì? Vì Đức Chúa Trời là Thần, nên Ngài không có thể xác và chúng ta không thể nhìn thấy Ngài. Cho nên điều nầy mang ý nghĩa con người là hữu thể mang tính thuộc linh. Trong Sáng thế ký đoạn 3, linh hồn của con người là phần giống như Đức Chúa Trời bị ô nhiễm khi Ađam và Êva phạm tội. Từ điểm đó, vấn đề căn bản mà Kinh Thánh nói đến là hình ảnh Đức Chúa Trời ở trong con người. Sáng thế ký đoạn 1 và 2 bày tỏ con người được sáng tạo và mục đích Đức Chúa Trời khi tạo ra con người. Sáng thế ký đoạn 3 bày tỏ tình trạng con người sau khi phạm tội.

Người Nam Và Người Nữ.

Điều khác nữa trong sự sáng tạo là Đức Chúa Trời dựng nên người nam cùng người nữ. Đây là ca giải phẫu gây mê điển hình đầu tiên với bác sĩ gây mê là chính Đức Chúa Trời! Ngài khiến Ađam ngủ mê, rồi lấy xương sườn lắp thịt thế vào để làm nên người nữ. Đây là một biểu tượng thật sâu sắc. Đức Chúa Trời không dựng nên người nữ từ đầu người nam để cầm quyền trên chồng, cũng không dựng người nữ từ bàn chân người nam để bị chồng khinh thường. Ngài dựng nên người nữ từ bên hông người nam để được chồng yêu thương, che chở.

Tại sao Đức Chúa Trời dựng nên người nữ? Từ Hêbơrơ “một mình” có thể dịch là “không hoàn toàn”. Từ “giúp đỡ” có thể dịch là “làm cho hoàn toàn”. Khi nghiên cứu về ngữ pháp Hêbơrơ, bạn khám phá ra rằng Đức Chúa Trời cùng đặt người nam và người nữ trong một “hôn nhân thánh”, hiệp một trong thể xác tạo nên sự trọn vẹn.

Điều quan trọng cần lưu ý tại đây là Đức Chúa Trời đem người nam và nữ đến cùng nhau, Ngài thiết lập nên một cơ cấu phổ biến mà chúng có trên đất ngày hôm nay. Chúng ta gọi điều nầy là gia đình hoặc ngôi nhà. Đó là kế hoạch Đức Chúa Trời để khiến người nam và nữ bước vào một mối liên hệ để họ trở nên cha mẹ. Để rồi, họ sinh sản con cái và nòi giống nhờ thế được lưu truyền. Đây là quy luật quan trọng trong cuộc sống qua việc sinh sản và nuôi dưỡng, là hướng đi chung cho toàn thể gia đình sống trên đất.

Mối ràng buộc giữa nam và nữ rất quan trọng trong luật sự sống của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do Đức Chúa Trời tạo dựng nên họ! Hãy hình dung một hình tam giác với Đức Chúa Trời là đỉnh, người nam là đáy bên trái và người nữ là đáy đối diện của tam giác. Nếu người nam và nữ cùng tương giao với Đức Chúa Trời, khi họ gần gũi với Đức Chúa Trời thì họ cũng gần gũi với nhau.

Khi học về hôn nhân trong Sáng thế ký, bạn sẽ khám phá đây là mối liên hệ không thể chia lìa giữa hai con người. Bởi hôn nhân, người nam phải lìa cha mẹ mình và quản trị gia đình riêng, bởi hôn nhân,người nam cũng phải lìa bỏ mọi mối quan hệ khác. Anh ta sống với vợ trọn đời còn lại của mình và ngược lại người nữ đối với chồng mình cũng vậy. Đây là kiểu mẫu
của Đức Chúa Trời trong hôn nhân.

Chương 7 NGƯƠI Ở ĐÂU?

Đoạn 3 là một trong những đoạn quen thuộc của sách Sáng Thế Ký ghi lại việc Ađam và Êva ăn trái cấm. Đoạn 2 cho chúng ta biết Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người và ý muốn của Ngài trên con người. Chương nầy đề cập đến nguồn gốc tội lỗi như chúng ta thấy ngày hôm nay. Nó cho chúng ta biết Ađam và Êva cùng đối diện với sự quyết định cũng như hết thảy chúng ta phải đối diện nhiều lần mỗi ngày: Chúng ta sẽ làm theo lời Chúa hay theo ý riêng? Đức Chúa Trời ban cho con người quyền lựa chọn. Vì thế chúng ta có thể làm theo ý muốn của Ngài hay ý riêng mình.

Đoạn 3 sách Sáng Thế Ký mô tả về sự khủng hoảng đầu tiên của con người mà Đức Chúa Trời đã dựng nên. Đây là cuộc tranh chiến trong tâm trí như chúng ta ngày nay. Điều nầy đã được thuật lại trong Sáng Thế Ký 2:8-9: “Đức Giêhôva lập một cảnh vườn tại Êđen ở về hướng đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên tại đó. Giêhôva Đức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt và trái thì ăn ngon; giữa vườn lại có cây sự sống và cây biết điều thiện điều ác”.

Một số người cho rằng trái cấm nói ở đây là một trái táo nhưng điều nầy không có bằng chứng rõ ràng trong Kinh Thánh. Nhưng Kinh Thánh chỉ nói: Đây là trái cây sự sống và trái cây biết điều thiện điều ác.

Trước khi tiếp tục, chúng ta cần phải xem xét về văn thể được chép tại đây. Đây là câu chuyện lịch sử nhưng cũng mang tính ẩn dụ. Câu chuyện ẩn dụ trong đó con người, nơi chốn,sự kiện, thêm vào yếu tố lịch sử thường đem đến sự dạy dỗ thuộc lãnh vực đạo đức.

Trong việc mô tả vườn Êđen, các loại cây được nói đến ở đây chỉ về Đức Chúa Trời thấy được nhu cầu của con người. Hãy chú ý đến thứ tự ưu tiên: Trước hết, là những cây ngó bộ
đẹp mắt, chúng đáp ứng về nhu cần lương thực, và còn đem đến cho họ sự sống. Nhưng cũng có một cây đem đến tri thức, và đó là cây Đức Chúa Trời cấm đoán.

Đoạn 3 đề cập đến tội lỗi đầu tiên, hãy chú ý về thứ tự ưu tiên bị thay đổi. Thay vì đặt sự mắt thấy ở hàng đầu, thứ hai là thức ăn, thứ ba là sự sống và không hề quan tâm đến tri thức, họ đã đặt thức ăn lên hàng đầu, thứ hai là mắt thấy, thứ ba là tri thức, và họ đã không hề nhận được sự sống nhưng lại chết về đời sống thuộc linh. Phục Truyền 8:3 chép: “Con người không chỉ sống nhờ bánh nhưng bởi những lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời”. Chúng ta không thực sự sống khi tẻ tách và tìm kiếm những phương cách để thỏa mãn nhu cầu và tham muốn mình. Theo câu Kinh Thánh nầy, đời sống thật sự là khi con người vâng theo tiếng phán của Đức Chúa Trời.

Khi Đức Chúa Trời đặt Ađam và Êva tại vườn Êđen, Ngài đã ban cho họ những nhu cầu cần dùng. Ngài là Đấng dựng nên họ, vì thế Ngài biết nhu cầu của họ, Ngài luôn quan tâm để tiếp trợ cho họ cũng như chúng ta ngày hôm nay.

Bạn có thể tự hỏi tại sao con mắt lại được nhắc đến đầu tiên. Kinh Thánh đề cập đến con mắt không phải theo nghĩa đen. Chẳng hạn như ở trong Mathiơ 6:22-23, Chúa Jêsus phán:“Con mắt là đèn của thân thể. Nếu con mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ sáng láng, nhưng nếu mắt ngươi xấu thì cả thân thể sẽ tối tăm…”. Chúa Jêsus không nói đến sự nhìn thấy theo thể vật lý nhưng nói về cách nhìn xem sự vật, tâm trí và quan điểm của chúng ta trong cuộc sống. Đức Chúa Trời thật sự muốn rằng con người cần nhìn xem Ngài để thỏa mãn nhu cầu lớn lao nhất trong đời sống mình. Nhu cầu quan trọng của con người là để Đức Chúa Trời bày tỏ cho họ cái nhìn đúng đắn về mọi sự chung quanh mình.

Sau khi Ađam và Êva chìu theo cám dỗ, chúng ta thấy họ đã nghe tiếng Đức Giêhôva đi ngang qua vườn vào lúc chiều, nhưng cả hai đều ẩn mình giữa những bụi cây để tránh mặt Đức Chúa Trời. Khi đó, Đức Chúa Trời gọi Ađam: “Ngươi ở đâu?” (câu 8-9).

Đức Chúa Trời khởi đầu cuộc đối thoại với Ađam và Êva bằng câu hỏi đầy ý nghĩa: “Ngươi ở đâu? Ai cho các ngươi biết mình trần truồng?” (Sáng 3: 9-10). Dĩ nhiên Đức Chúa Trời đã biết câu trả lời. Ngài ở khắp mọi nơi, thấy rõ mọi sự. Đức Chúa Trời đặt câu hỏi bởi vì Ađam và Êva không biết về tình trạng của mình, câu hỏi sẽ khiến họ 17 18 suy nghĩ. Thật ra Ngài muốn hỏi họ rằng: “Tại sao các ngươi tránh mặt Ta?” Ađam thú nhận sở dĩ ông trốn tránh là vì nhận biết mình trần truồng, Đức Chúa Trời hỏi tiếp: “Ai cho ngươi biết mình trần truồng?” (câu 11a). Hẳn nhiên, Đức Chúa Trời là nguồn mọi sự thông biết mới thật sự có câu giải đáp. Khi chúng ta suy gẫm và muốn biết về chỗ đứng thuộc linh mình, Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ cho biết chúng ta đang ở đâu và cần nên đứng ở chỗ nào.

Kế đến Đức Chúa Trời hỏi: “Ngươi có ăn trái cây mà ta đã dặn không nên ăn đó chăng?” (câu 11b). Ađam và Êva đã không vâng lời Chúa, đang ẩn mình giữa những bụi cây, lấy lá cây vả đóng khố che thân, gánh chịu những hậu quả. Nếu bạn đang gánh lấy những điều cay đắng, hãy tự hỏi: “Tôi đã ăn trái cấm rồi chăng? Tôi đã không làm theo lời Chúa? Tôi đã không theo sự dẫn dắt của Chúa sao?”

Câu hỏi thứ tư: “Ngươi đã làm chi vậy?” Câu hỏi nầy Đức Chúa Trời dành cho Êva để bà có cơ hội xưng tội, dẫu rằng nó được đặt sau một sự chống chế. Từ “xưng tội” đến từ hai chữ, có nghĩa là “nói” và “giống như vậy” nói tóm lại “nói giống như vậy”.Theo nghĩa đen, xưng tội đơn thuần là đồng ý với Đức Chúa Trời về những điều mình đã làm. Đức Chúa Trời muốn Êva thành thật tuyệt đối với Ngài để rồi cùng xử lý nó. Đây cũng là điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm. Ngài muốn chúng ta nhận biết tội lỗi mình và đối diện với nó cách chân thành.Sáng thế ký đoạn 3 là bức tranh phạm tội của tổ phụ loài người và cách Đức Chúa Trời đã cùng giải quyết với họ. Đây cũng là bức tranh của chúng ta, là những tội nhân, và bày tỏ cách giải quyết của Đức Chúa Trời khi chúng ta trốn tránh vì đã phạm tội. Một bức tranh về tội lỗi và những hậu quả của nó, và cũng là bức tranh Đức Chúa Trời thuyết phục tội nhân,chủ động nói chuyện với con người tội lỗi.

Chương 8: EM NGƯƠI Ở ĐÂU ?

Một trong những chủ đề chính của Kinh Thánh là con người cần phải giải hòa với Đức Chúa Trời. Ngài khởi sự làm điều nầy ngay khi con người phạm tội đầu tiên. Trong Sáng thế ký 3:15, lời tiên tri sớm nhất về sự cứu chuộc bày tỏ khi Đức Chúa Trời phán cùng con rắn: “Ta sẽ làm cho mày cùng người nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau,Người sẽ giày đạp đầu mày, còn mày sẽ cắn gót chân Người”.

Phải biết rằng con rắn đại diện cho Satan, đây là lời ám chỉ đầu tiên trong Kinh Thánh của Đức Chúa Trời ban cho con người một Đấng giải cứu. Đây là lời tiên tri theo sau hậu quả tội lỗi của Ađam và Êva.

Tội lỗi đã mang đến những hậu quả thật khốn khổ. Trước hết, nhân loại bị phân cách với Đức Chúa Trời, và sau đó trong đoạn 4, nói về một hậu quả khác của sự sa ngã sự xung đột. Đức Chúa Trời mô tả về sự xung đột để chúng ta có thể hiểu thế nào về chính nó. Chúng ta xung đột với chính mình, với chồng hoặc vợ, với con cái và cha mẹ. Chúng ta đang xung đột tại nơi làm việc, và dĩ nhiên, có sự xung đột giữa các quốc gia. Xung đột là một trong những nan đề lớn nhất. Trong Sáng thế ký đoạn 4, chúng ta sẽ khám phá một vài nguyên nhân của sự xung đột đầu tiên và biện pháp giải quyết. Sáng thế ký cho chúng ta thấy điều nầy qua câu chuyện về hai anh em.

Tên hai anh em nầy rất quen thuộc đối với chúng ta: Cain và Abên. Theo Kinh Thánh thuật lại, Cain muốn dâng cho Đức Chúa Trời một của lễ. Bởi vì là người làm ruộng nên Cain đã dâng thổ sản cho Đức Chúa Trời. Em trai Cain là Abên, một người chăn chiên, nên đã dâng chiên làm sinh tế cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã nhậm lễ vật của Abên nhưng chẳng đoái đến lễ vật của Cain.

Hiện nay có nhiều người sai lầm khi cho rằng lễ vật Abên được chấp nhận vì là một sinh tế. Nhưng thật ra đây không phải là ý của mạch văn. Lễ vật của Abên được nhận vì Đức Chúa Trời thấy được tấm lòng thành của ông. Lễ vật của Cain không được nhận vì ông không có tấm lòng thành trước mặt Đức Chúa Trời (câu 6-7).

Khi đọc đến câu chuyện Cain và Abên, dễ nhận ra vài điều không liên quan đến ở đây: Cain không được chỉ dẫn để dâng của lễ bằng thú vật. Thật ra, Sách Lêviký đã hướng dẫn dân sự dâng của lễ bằng thổ sản là sản phẩm có được qua trồng trọt. Do đó hình thức của lễ là thú vật hay thổ sản không phải là vấn đề quan trọng trong câu chuyện, nhưng chính con người mới là quan trọng. Chính bản thân Cain không được chấp nhận và khi khám phá ra điều nầy, ông đã nổi giận và thất vọng.

Đức Chúa Trời cũng chỉ hỏi Cain như từng hỏi cha mẹ ông: “Tại sao ngươi giận và tại sao nét mặt ngươi gằm xuống?” (câu 6). Tất nhiên Đức Chúa Trời biết rõ điều nầy, nhưng Cain đã cứng lòng không tiếp nhận lời Chúa, nên Đức Chúa Trời phán tiếp: “Nếu ngươi làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành thì tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó” (câu 7). Thật đáng buồn, Cain đã không biết kiềm chế trước sự giận dữ ! Trong câu 8, chúng ta được biết Cain giết em mình ở ngoài đồng.

Một lần nữa, Đức Chúa Trời lại hỏi: “Em ngươi ở đâu? Ngươi đã làm chi vậy?” Nhưng Cain vẫn cứng lòng, không nhận tội mình cho đến khi Đức Chúa Trời phán rằng Ngài biết tất cả mọi điều đã xảy ra (câu 9-10).

Trong Sáng thế ký đoạn 3, câu hỏi nêu ra là: “Ngươi ở đâu?”, trong đoạn 4 là: “Em ngươi ở đâu?” Đặt ra những câu hỏi nầy, Đức Chúa Trời cố gắng bày tỏ cho Cain biết điều thật sự đã xảy ra. Ngài biết rõ cơn giận và sự không thành thật của Cain, điều nầy không thể giải quyết được gì và làm cho mọi sự trở nên tồi tệ hơn.

Lui lại một chút, câu 7 mới thật là chìa khóa của câu chuyện. Nó nêu lên vấn đề chính của xung đột và mở ra cách giải quyết. Nếu làm đúng, bạn được Đức Chúa Trời chấp nhận, và bạn sẽ chấp nhận chính mình, sự xung đột sẽ bị đánh bại, kẻo nó dẫn bạn đến sự chết. Có một phân đoạn Kinh Thánh trong bài giảng trên núi tương đồng với câu chuyện Cain và Abên,được tìm thấy trong 5 câu đầu của Mathiơ 7. Chúa Jêsus đặt câu hỏi với những kẻ giả hình. Ngài hỏi tại sao họ hay đoán xét và muốn tỏ ra mình tốt đẹp khi lên án kẻ khác. Ngài dùng sự minh họa khá hài hước qua việc họ thấy cái rác trong mắt người khác mà không thấy cây đà trong mắt mình.

Nhiều người cho rằng phân đoạn nầy dạy chúng ta không nên đoán xét kẻ khác, nhưng điều Chúa Jêsus nói cũng là điều Đức Chúa Trời muốn dạy cho Cain “Ngươi đang có cái nhìn lạc mục tiêu. Hãy ngưng bối rối vì cớ em ngươi, thay vào đó hãy nhìn vào chính mình”.

Cảm tạ Chúa vì sự tốt lành không chấm hết sau cái chết của Abên. Hai thế hệ sau đó, Sáng thế ký 4:26 cho chúng ta thấy tấm gương đầu tiên về sự tương giao với Đức Chúa Trời tức là sự cầu nguyện. Từ đó đến nay, mọi mối tương giao giữa Đức Chúa Trời và con người đã được khởi lập lại bởi Đức Chúa Trời.

Đôi khi chúng ta phải đối diện với xung đột, có thể chúng ta không phải là nguyên nhân, song có khi chính chúng ta là nguyên nhân. Khi phát hiện mình đang ở trong sự xung đột,hãy kiềm chế cảm xúc bản thân để tự hỏi rằng vấn đề thật sự nằm ở chỗ nào, để rồi theo như Sáng thế ký 4:7, bạn hãy làm điều đúng, như thế sẽ được Đức Chúa Trời chấp nhận và
không đi đến sự chết.

Chương 9: TỔ PHỤ CỦA ĐỨC TIN

Bây giờ chúng ta đến phần dài nhất của sách Sáng thế ký để nghiên cứu về ba nhân vật nổi tiếng của Kinh Thánh: Ápraham, Giacốp và Giôsép. Từ những nhân vật nầy chúng ta sẽ rút ra những điều có ích cho mình. Chủ đề phần nầy của Sáng thế ký là câu chuyện đức tin của Ápraham. Khi học đến những đoạn kế tiếp, Đức Chúa Trời sẽ cho chúng ta hiểu biết về đức tin.
Hêbơrơ đoạn 11, được xem như là đoạn luận về đức tin của Kinh Thánh: “Vả, không có đức tin thì chẳng hề ở thế nào cho đẹp lòng Đức Chúa Trời, vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời thì phải tin rằng có Đức Chúa Trời và Ngài là Đấng hay thưởng cho những kẻ tìm kiếm Ngài” (câu 6).

Như vậy đức tin là điều rất quan trọng và Đức Chúa Trời muốn chúng ta hiểu rõ thế nào là đức tin, nên Ngài kể cho chúng ta câu chuyện về Ápraham. Đây là người được Tân ước đề cập đến nhiều hơn mọi nhân vật khác, luôn là gương mẫu của đức tin. Nếu muốn hiểu về đức tin, bạn cần nghiên cứu đời sống của Ápraham.

Tên Nhân Vật.

Tên nhân vật nầy gắn liền với một đức tin xác quyết. Phần cuối Sáng thế ký 11 nhắc đến tên ông là Ápram, nghĩa là “Cha cao quý”. Một cái tên đầy ấn tượng của một ông già 75 tuổi chưa có con! Dầu vậy, Đức Chúa Trời phán với Ápram rằng: “Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất; thế thì, nếu kẻ nào đếm đặng bụi trên đất, thì cũng sẽ đếm được dòng dõi ngươi vậy” (Sáng thế ký 13:16). Và bởi đức tin, luôn vâng theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể xác quyết rằng ông luôn tin cậy Đức Chúa Trời – có thể nói là trong
nhiều trường hợp (xem Sáng thế ký 16).

Bàn Thờ Của Aùpraham.

Chúng ta thường nghĩ đến việc mình đang được kêu gọi vào một cánh đồng truyền giáo, tại một Hội thánh hoặc trong một tổ chức, nhưng bạn có nghĩ rằng cách mình được Chúa kêu gọi thật đơn giản? Nếu Ngài muốn bạn đến một nơi thật hoang vắng mà không giải thích lý do thì sao? Đây là điều xảy ra với Ápraham khi ông đã 75 tuổi (Sáng thế ký 12:1-4). Đức Chúa Trời đã gọi Ápraham lìa khỏi nhà cha mình, quê hương và bà con mình đi đến một nơi không biết.

Có hai phương diện trong câu chuyện nầy như trong hầu hết mọi câu chuyện của Đức Chúa Trời. Về phía Đức Chúa Trời và về phía con người. Chính Đức Chúa Trời đã hiện ra với Ápraham 8 lần. Ngài là Đấng thiết lập mọi mối tương giao với con người. Trong Rôma 3:11, Phaolô cho biết không một ai tìm kiếm Đức Chúa Trời, chỉ có Đức Chúa Trời tìm kiếm con người. Nếu như có người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời thì thật ra đây là sự đáp ứng của người đó qua sự kêu gọi của Ngài. Đức Chúa Trời luôn là Đấng chủ động thiết lập mối tương giao của Ngài với con người.

Đáp ứng của Ápraham trước lời kêu gọi của Đức Chúa Trời là hành động dựng lên bốn bàn thờ. Bàn thờ thứ nhất được dựng nên tại khu đất của Môrê, nơi Đức Chúa Trời hiện ra cùng Ápraham và phán rằng: “Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất nầy” (Sáng thế ký 12:7). Từ “Môrê” theo nghĩa đen là “dạy dỗ hoặc tìm kiếm”. Tôi gọi bàn thờ đầu tiên của Ápraham là “bàn thờ của sự đáp ứng” bởi vì nó được dựng nên khi Đức Chúa Trời kêu gọi Ápraham đến một xứ xa lạ.

Bàn thờ thứ hai được Ápraham dựng tại giữa Ahi và Bêtên. Tiếng Hêbơrơ, “Bêtên” có nghĩa là “nhà của Đức Chúa Trời” hoặc “nơi ngự của Đức Chúa Trời”. “Ahi” có nghĩa là “sự hư hoại, khốn khổ, hố bẫy”. Rôma 6:23 chép: “Tiền công của tội lỗi là sự chết” và tên của thành phố nầy là biểu tượng của sự chết chóc. Xa hơn về phía đông Ahi là Sôđôm và Gômôrơ.

Tại nơi bàn thờ thứ nhất, Ápraham nói rằng: “Xin hãy chỉ dạy tôi!” Tại bàn thờ thứ hai, qua vị trí của nó, ông muốn tỏ rằng mình chưa biết phải quyết định như thế nào để đáp ứng điều Đức Chúa Trời đang dạy dỗ ông.

Ápraham rời bàn thờ thứ hai để xuống phương nam. Ông bảo vợ hãy nói bà là em gái của ông để bảo toàn mạng sống mình. Ông lâm vào tình trạng đầy bối rối và dường như mất đức tin.

Sau sự cố nầy, Ápraham đã trở lại nơi bàn thờ thứ hai và kêu cầu cùng Đức Chúa Trời. Khi hết lòng thờ lạy Đức Chúa Trời, ông đề nghị với Lót phân rẽ khỏi mình. Kinh Thánh không cho chúng ta biết cuộc đối thoại giữa Đức Chúa Trời và Ápraham, nhưng dường như Đức Chúa Trời đã tỏ ý Ngài ngay từ đầu là ông không nên đem Lót đi với mình. Từ đó về sau, chúng ta thấy Lót gieo mình vào tội lỗi của Sôđôm và Gômôrơ, như thế chúng ta đã có thể hiểu lý do tại sao.

Lót đi về phía đông; Ápraham đi về phía tây và lập bàn thờ thứ ba tại Hếprôn. Từ “Hếprôn” mang ý nghĩa “tương giao”. Tên của bàn thờ thứ nhất “Xin chỉ dạy tôi”, bàn thờ thứ hai “Tôi không xác quyết” hoặc “Tôi là người dừng lại nửa chừng”, nhưng tên bàn thờ thứ ba bày tỏ “Xin cho tôi được gặp Đức Chúa Trời”. Tôi gọi đây là “bàn thờ tương giao”.

Trong hai đoạn đầu của câu chuyện Ápraham, đoạn 12 và đoạn 13 cho biết ông đã dựng ba bàn thờ. Ông không lập bàn thờ nào khác cho đến đoạn 22. Giữa bàn thờ thứ ba và thứ tư đã xảy ra những sự kiện gì?

Khi Ápraham cầu xin “Lạy Chúa, tôi ước muốn được tương giao với Ngài”. Theo tôi, Đức Chúa Trời đã đáp lời “Hỡi Aùprahm, nếu ngươi muốn tương giao với Ta, Ta muốn ngươi biết điều nầy. Nếu như Ta là bất kỳ điều gì, thì Ta là mọi điều. Vì trước khi ngươi nhận biết Ta là mọi điều, thì ngươi chưa từng biết Ta là bất cứ điều gì”. Cuộc đời của Ápraham vẫn còn đầy dẫy những điều khác nữa mà ông chưa muốn từbỏ.

Trong Sáng thế ký 16, chúng ta thấy Ápraham và Sara trở nên lo lắng, không biết Đức Chúa Trời sẽ làm thế nào để hoàn thành lời hứa ban con trai cho Ápraham, vì thế họ quyết định giúp đỡ Ngài. Theo lời đề nghị của vợ, Ápraham đến cùng Aga, đầy tớ gái người Êdíptô (1-4). Kết quả là sinh ra Íchmaên, tổ phụ của người Ảrập. Cuộc khủng hoảng tại Trung đông hiện nay sẽ không xảy ra nếu Ápraham không có ý định giúp Đức Chúa Trời hoàn thành lời hứa của Ngài.

Tôi tin rằng Sara là một nan đề trong mối tương giao của Ápraham với Đức Chúa Trời. Bàn thờ thứ ba, bàn thờ của sự tương giao gồm hai chiều đứng và ngang. Đây là sự hiệp nhất.

Để nhận biết Đức Chúa Trời, Ápraham cần có mối tương giao đúng đắn với Ngài. Đức Chúa Trời muốn Ápraham phân rẽ với Lót. Lót tiêu biểu cho những điều mà Đức Chúa Trời không muốn chúng ta đưa vào trong đời sống của mình. Ngài cũng muốn Ápraham phân rẽ khỏi Íchmaên, là đại diện cho điều tốt, nhưng ngăn trở điều tốt nhất mà Đức Chúa Trời ban cho ông. Đức Chúa Trời đã hiện ra và phán dặn Ápraham hãy đuổi Íchmaên đi. Từng bước một, Đức Chúa Trời cất bỏ những người đang chiếm lấy ngai lòng trong cuộc đời Ápraham.

Sara lại là một nan đề khác. Sara là biểu tượng của những người Đức Chúa Trời đặt kề cận trong cuộc sống chúng ta, nhưng không nhận biết sự tể trị của Đức Chúa Trời. Ngài đã hiện ra hai lần phán dạy với Ápraham về Sara. Lần thứ hai Chúa phán: “Sarai vợ ngươi chớ gọi là Sarai nữa; nhưng Sara là tên người đó. Ta sẽ ban phước cho nàng, lại do nơi nàng ta sẽ
cho ngươi một con trai” (Sáng thế ký 17:15-16). Khi nghe xong, Ápraham bèn sấp mình xuống đất và cười thầm! Sara cũng vậy!

Một năm sau, Ápraham và Sara sanh một trai và Đức Chúa Trời bảo họ đặt tên là Ysác, có nghĩa là “cười”. Đức Chúa Trời chẳng hề muốn “những anh hùng đức tin” nầy quên việc họ đã cười khi Ngài phán với họ về điều Ngài sắp làm.

Cuối cùng khi Ysác còn thiếu niên, Ápraham dựng bàn thờ thứ tư và bàn thờ nầy rất quan trọng. Bàn thờ được dựng nên trên núi Môria. “Môria” có nghĩa là “Giêhôva sắm sẵn”.Trước đây, Ápraham là người chọn địa điểm nhưng đến đây thì khác, vì chính Đức Chúa Trời chọn địa điểm. Và lúc nầy, Đức Chúa Trời bảo Ápraham dâng Ysác làm sinh tế.
Ysác không chỉ là con trai Ápraham và Sara khi về già mà còn là sự hoàn thành lời hứa của đức tin trong 25 năm. Và bấy giờ, mọi sự dường như đảo lộn khi Đức Chúa Trời muốn ông dâng Ysác làm sinh tế. Ápraham đưa con trai lên ngọn núi với lòng vâng phục những gì Đức Chúa Trời đã phán bảo. Nhưng phút cuối cùng, khi ông minh chứng được lòng vâng phục trọn vẹn của mình, Đức Chúa Trời ban cho một con dê làm sinh tế thế cho Ysác (xem Sáng thế ký 22:1-13). Ápraham gọi nơi đó là “Giêhôva Dirê” nghĩa là “Đức Chúa Trời sắm sẵn”. Tiến trình tăng trưởng đức tin bày tỏ qua những bàn thờ của Ápraham, trên núi mà Đức Chúa Trời đã chọn, tại bàn thờ “Đức Chúa Trời là Đấng trên hết”. Ngài ban cho ông sự thỏa lòng trong suốt 25 năm sống bởi đức tin. Ápraham đã không dâng Ysác tại bàn thờ thứ tư. Chính tại đây Ápraham đã dâng trọn đời sống ông cho Chúa.

Sứ điệp Kinh Thánh có thể tóm gọn ở chữ “Đức Chúa Trời trên hết”. Ngày nay, để thực hiện được điều nầy thật không phải dễ, nhưng không phải không làm được. Hoặc Ngài là Đức Chúa Trời của bạn hoặc không. Cuối cùng, Ápraham đã Vượt Qua cuộc thử nghiệm nầy.

Chương 10: NGƯƠI LÀ AI ?

Câu chuyện về Giacốp thật lạ thường. Tên Giacốp có nghĩa là “kẻ nắm gót” bởi vì Giacốp đã nắm gót chân của người anh sinh đôi khi cả hai vừa mới sinh ra. Và cái tên nầy gắn liền với ông trong cuộc sống. Có hai điều giá trị trong gia đình và Giacốp đã chiếm hết. Quyền trưởng nam dành cho con trai đầu lòng và phước lành của Đức Chúa Trời ban cho, được truyền từ Ápraham cho các con trưởng. Êsau, anh của Giacốp đã bán quyền trưởng nam cho Giacốp bằng một tô canh và Giacốp đã lừa dối cha để cướp phước lành của anh mình. Sau những điều nầy, mẹ Giacốp nói: “Nầy, Êsau, anh con đang muốn giết con để báo thù. Vậy, bây giờ, hỡi con, hãy nghe lời mẹ, đứng dậy chạy trốn qua nhà Laban, cậu con, tại Charan, và hãy ở cùng người ít lâu, cho đến lúc nào cơn giận của anh con qua hết (Sáng thế ký 27:42-43).

Đêm đầu tiên khi chạy trốn khỏi nhà, Giacốp đã nằm chiêm bao. Ông thấy một cái thang và các thiên sứ lên xuống trên đó. Trong giấc mơ, Đức Chúa Trời hiện ra và tái xác nhận giao ước mà Ngài đã lập với Ápraham, ông nội Giacốp, hứa cho Giacốp dự phần vào kế hoạch của Ngài và thêm rằng: “Ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó và đem ngươi về xứ nầy. Vì Ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi Ta làm xong những điều Ta đã hứa cùng ngươi” (Sáng thế ký 27:15”.

Giacốp thức dậy nói rằng: “Thật Đức Chúa Trời hiện có nơi đây mà tôi không biết” (câu 16). Và trước khi tiếp tục cuộc hành trình, Giacốp lấy hòn đá mà mình dùng để gối đầu, đổ dầu lên đó và khấn hứa rằng sẽ dâng 1/10 mọi của cải mà Ngài ban cho mình (18-22).

Cuộc Vật Lộn Của Giacốp.

Hãy xem điều gì đã xảy ra tiếp theo trong câu chuyện Giacốp. Sau 20 năm làm việc vất vả tại nhà người cậu Laban, Giacốp đã trải qua kinh nghiệm thuộc linh sâu nhiệm với Đức Chúa Trời. Điều nầy được kể lại trong Sáng thế ký đoạn 32: “Một người vật lộn với Giacốp đến rạng đông. Khi Người đó thấy mình không thắng nổi, bèn đánh vào xương hông của Giacốp; xương hông Giacốp liền trặc trong khi vật lộn.

Người đó bèn nói: ‘Trời đã rạng đông, thôi hãy để cho Ta đi’. Nhưng Giacốp đáp rằng: ‘Tôi chẳng cho người đi đâu, nếu người không ban phước cho tôi’. Người đó hỏi: ‘Tên ngươi là chi?’ Đáp rằng: ‘Tên tôi là Giacốp’ Người lại nói: ‘Tên ngươi sẽ chẳng là Giacốp nữa, nhưng là Ysơraên vì ngươi đã vật lộn cùng Đức Chúa Trời và người ta; và ngươi đều thắng’.
Giacốp hỏi: ‘Xin cho tôi biết tên người?’ Đáp rằng: ‘Làm sao ngươi hỏi tên Ta?’ Rồi người nầy ban phước cho Giacốp tại đó. Giacốp đặt tên chỗ đó là Phinêên, vì nói rằng: ‘Tôi đã thấy Đức Chúa Trời đối mặt cùng tôi và linh hồn tôi được giải cứu”(24-30).

Hãy chú ý câu hỏi Đức Chúa Trời dành cho Giacốp: “Tên ngươi là gì?” Trong Kinh Thánh, tên của một người thường có ý nghĩa như chúng ta đã nói từ trước. Cái tên nói lên một số điều về nhân vật, xác nhận tính cách của một người. Với câu hỏi nầy, Đức Chúa Trời không đề cập tên của Giacốp, thật ra Ngài muốn hỏi: “Ngươi là ai?” và dĩ nhiên, không phải vì Ngài cần câu trả lời, song Ngài muốn chính Giacốp biết câu trả lời. Tên Giacốp có nghĩa là “kẻ nắm gót”. Nhưng với tên mới, Ysơraên là tên của hậu tự Giacốp, có nghĩa là “kẻ vật lộn”.

Có một điều quan trọng trong câu chuyện, Giacốp là một kẻ lường gạt, nên Đức Chúa Trời không thể ban phước khi tấm lòng ông chưa tan vỡ.
Đôi khi do tấm lòng chúng ta cứng cỏi nên Đức Chúa Trời phải sửa dạy chúng ta, khiến chúng ta tin cậy nơi Ngài. Đây là điều xảy ra với Giacốp và cuối cùng ông đã nhận được bài học nầy. Khi hai anh em gặp lại nhau, lúc đó Êsau đã không còn nhớ đến thù xưa mà chạy đến ôm choàng cổ Giacốp mà hôn. Giacốp nói với anh mình rằng: “Đức Chúa Trời cho em đầy dẫy ân huệ” (Sáng thế ký 33:11). Ân huệ là điều Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mặc dù chúng ta không xứng đáng. Chúng ta nhận lãnh ân huệ bởi lòng thương xót của Ngài.

Đức Chúa Trời dạy cho chúng ta biết đầu phục Ngài. Đôi khi Chúa dạy cho chúng ta điều đó lúc nhìn thấy tấm lòng chúng ta chịu tan vỡ và ban phước cho chúng ta. Chúng ta cần phải thật sự xem xét ba điều về Đấng mà mình phải vâng phục.

Trước hết, chúng ta phải nhướng mắt lên nhìn xem Chúa, Đức Chúa Trời thường nhẫn nhịn trong thời gian khá lâu để dạy chúng ta hiểu được bài học nầy. Trên hết, Ngài là Đấng dựng nên chúng ta, và Ngài có kế hoạch cho đời sống chúng ta.

Kế đến, chúng ta cần tra xem chính mình. Trong Thi thiên 139, Đavít đã cầu xin rằng: “Đức Chúa Trời ôi, xin hãy tra xét tôi, và biết lòng tôi. Hãy thử thách tôi và biết tư tưởng tôi.Xin xem thử tôi có lối ác nào chăng. Xin dắt tôi vào con đường đời đời” (23-24). Tất cả mỗi chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp mình biết tra xem đời sống, để sống và bày tỏ ý muốn của
Ngài.

Cuối cùng, chúng ta cần nhìn xung quanh mình. Một người nhìn xem Chúa và chính mình thì cũng sẽ sẵn sàng để tương giao với người xung quanh và trở nên một phần trong kế hoạch của Đức Chúa Trời trên đất nầy. Bạn có bao giờ nhìn xem Đức Chúa Trời để mỗi ngày trở nên giống Chúa nhiều hơn không? Bạn có thường tra xét về tình trạng của mình không?
Bạn có đang nhìn chung quanh để nhận biết rằng Đức Chúa Trời muốn mình làm gương tốt cho những người lân cận không?

Chương 11 ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ĐẤNG TỂ TRỊ

Chúng ta đã học về Ápraham, gương mẫu của đời sống đức tin. Chúng ta cũng đã xem xét Giacốp, qua cuộc đời của ông, chúng ta thấy ân điển Đức Chúa Trời. Và bây giờ chúng ta sẽ đến với Giôsép và câu chuyện thuật về ông nằm trong 14 đoạn cuối của Sáng thế ký.
Giôsép xuất hiện như là một trong những nhân vật toàn hảo của Kinh Thánh. Hầu hết các nhân vật trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời bày tỏ những ưu điểm cũng như nhược điểm của họ, riêng với Giôsép, là một trong những ngoại lệ (một người nữa là Đaniên, chúng ta sẽ nghiên cứu sau).Câu Chuyện Giôsép.

Câu chuyện về Giôsép hoàn toàn nằm trong sự tể trị của Đức Chúa Trời. Sứ điệp của câu chuyện được tóm tắt trong một câu Kinh Thánh Tân ước. Rôma 8:28 chép rằng: “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định”. Các anh của Giôsép đã vô cùng sợ hãi khi nhận ra ông, nhưng Giôsép đã đáp lại bằng những lời đầy an ủi – những lời quả quyết nầy cho thấy công việc Đức Chúa Trời trên đời sống của chúng ta: “Bây giờ đừng sầu não và đừng tiếc chi về điều các anh bán tôi đặng dẫn đến xứ nầy, vì để giữ gìn sự sống các anh, nên Đức Chúa Trời đã sai tôi đến đây trước các anh… đặng làm cho các anh còn nối dõi trên mặt đất, và nương một sự giải cứu lớn đặng giữ gìn sự sống cho anh em. Không phải các anh sai tôi đến đây đâu, ấy là Đức Chúa Trời” (Sáng thế ký 45:5, 7-8).

Trong câu chuyện của Giacốp, cha Giôsép, chúng ta thấy trong đời sống ông mọi sự đã diễn tiến tốt đẹp, nhưng điều nầy không phải do chính Giacốp tạo nên. Thật ra Đức Chúa Trời là Đấng tể trị mọi sự. Đời sống Giôsép cũng nói lên điều nầy nhưng ở khía cạnh khác. Giôsép đã trải qua một thời gian thử thách, chịu khổ. Ông bị các anh mình bán làm nô lệ, bị đối xử bất công, bị những người mình giúp đỡ quên lãng.Những hoàn cảnh nầy xảy đến không do ý riêng của Giôsép nhưng để làm vinh hiển Đức Chúa Trời và hoàn thành kế hoạch của Ngài.

Câu chuyện nầy cung ứng cho mỗi chúng ta nhiều bài học. Trước hết, hãy xem xét mối quan hệ của Giôsép với cha và các anh mình, rất khác xa với những mối quan hệ ngày nay.Rõ ràng, Giacốp chưa phải là người cha trọn vẹn. Sự yêu thương đặc biệt của ông dành cho Giôsép khiến cho Giôsép khốn khổ hơn là sung sướng, và đây là điều bất công với những đứa con khác. Nhưng ai trong chúng ta là người cha hoàn hảo? Có bao nhiêu người trong chúng ta có mối quan hệ hoàn hảo với người thân? Chúng ta không thể chọn gia đình để được trưởng dưỡng và lớn lên tại đó. Nhiều người trong chúng ta bị những vết thương lòng sâu sắc bởi những mối quan hệ trong gia đình. Nhưng sứ điệp qua câu chuyện Giôsép cho chúng ta điều nầy: Đức Chúa Trời tể trị mọi hoàn cảnh của đời sống chúng ta, và không có điều nào xấu đến nỗi Đức Chúa Trời không thể cất khỏi, hầu ban cho chúng ta điều tốt lành. Đức Chúa Trời có thể sử dụng sự bất toàn của cha mẹ, thậm chí khi họ vô trách nhiệm. Đức Chúa Trời đã dùng sự bất hòa trong gia đình để đưa Giôsép đến Êdíptô hầu giải cứu gia đình được chọn nầy khỏi nạn đói, để qua gia đình nầy Đấng Mêsi sẽ bước vào thế gian. Đức Chúa Trời có thể dùng cách sống của bạn trong một gia đình không toàn hảo để nắn đúc nên cuộc đời bạn. Một ngày nào đó bạn sẽ thấy rõ mọi sự trong cuộc đời mình được Đức Chúa Trời xếp đặt, để bạn góp phần vào kế hoạch của Ngài.

Chương 12: KẾT THÚC SÁNG THẾ KÝ, BẮT ĐẦU XUẤT ÊDÍPTÔ KÝ

Khi nghiên cứu Kinh Thánh, đặc biệt là Cựu ước, chúng ta thấy một nhóm người đặc biệt đã phát triển thành một quốc gia. Qua Sáng thế ký, chúng ta biết rằng họ là con cháu Ápraham, Giacốp sinh ra họ và Giôsép đã giải cứu họ khỏi nạn đói. Kết thúc Sáng thế ký, quốc gia nguyên thủy nầy chỉ gồm 12 gia đình sống tại xứ Êdíptô.
Bắt đầu sách Xuất Ê-díp-tô ký, họ vẫn chưa trở nên một quốc gia nhưng dân số tiếp tục gia tăng. Trước khi trở thành quốc gia, họ cần có một nhà lãnh đạo. Sách Xuất Ê-díp-tô ký sẽ cho chúng ta biết về một nhà lãnh đạo lớn trong suốt lịch sử Ysơraên, đó là Môise.

Một trong những nan đề lớn của Môise khi lãnh đạo những kẻ nô lệ đông đảo nầy là họ chưa có luật pháp và qui tắc. Ông không có một nền tảng căn bản để lãnh đạo họ. Và trong sách nầy, chúng ta thấy những luật lệ đầu tiên Đức Chúa Trời ban cho con người, đó là hàng trăm luật lệ được tóm tắt trong Mười điều răn.

Một nan đề mà Môise phải đối diện, đó là dân Ysơraên đang sống kiếp nô lệ tại xứ Êdíptô và Đức Chúa Trời muốn giải phóng họ. Tựa đề sách Xuất Ê-díp-tô ký mang ý nghĩa là “ra khỏi”, và phần lớn quyển sách liên quan đến việc giải phóng dân Ysơraên khỏi cảnh nô lệ.

Xuất Ê-díp-tô ký chép một câu chuyện lịch sử mang tính ẩn dụ. Dân Ysơraên đã ở dưới ách nô lệ; ngoài Đấng Christ, chúng ta ở dưới ách nô lệ của tội lỗi. Sách Xuất Ê-díp-tô ký nói về sự giải phóng dân Ysơraên khỏi ách nô lệ Aicập; toàn bộ Kinh Thánh đề cập về sự giải phóng nhân loại ra khỏi sự nô lệ bởi tội lỗi.

Bạn được giải phóng khỏi sự nô lệ tội lỗi mà Đức Chúa Trời ban cho chưa? Trong chương kế chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu sách Xuất Ê-díp-tô ký. Trước khi bắt đầu, hãy đặt cho mình ba câu hỏi: “Sách nầy nói gì? Nó có ý nghĩa gì? Tôi có thể rút ra bài học nào cho đời sống mình ?”

Chương 13:LÀM CHO MỘT NGƯỜI TẦM THƯỜNG TRỞ NÊN CAO TRỌNG

Để hiểu rõ về sách Xuất Ê-díp-tô ký, chúng ta cần tìm hiểu về con người, nan đề và nhà lãnh đạo. Xuất Ê-díp-tô ký ghi lại câu chuyện về tuyển dân Đức Chúa Trời và sự giải cứu họ khỏi ách nô lệ dưới sự lãnh đạo của Môise.

Ba Sứ Điệp Chính.

Như chúng ta đã biết, từ “xuất hành” có nghĩa là “ra khỏi”. Sứ điệp của sách nằm ở điểm: Dân Ysơraên được thoát khỏi cảnh nô lệ như thế nào? Đây là sự nô lệ cho người Aicập theo nghĩa đen và Kinh Thánh đã thuật lại mười phép lạ lớn lao để giải cứu họ. Đây là câu chuyện có thật trong lịch sử.

Sách cung ứng những bài học lịch sử có giá trị cho đời sống theo Chúa của chúng ta ngày nay. Chúng ta cũng là những kẻ nô lệ. Chúng ta không thể làm điều mình muốn nhưng làm điều mình không muốn. Điều nầy chứng tỏ chúng ta đang bị làm nô lệ cho tội lỗi và cần được giải phóng khỏi quyền lực tội lỗi. Từ cứu rỗi khá quen thuộc với chúng ta. Thật ra, nó đồng nghĩa với từ giải phóng, đặc biệt thường dùng trong Cựu ước. Cứu rỗi không chỉ là sự giải phóng khỏi tội lỗi, khỏi sự đoán phạt của tội lỗi trong hiện tại và tương lai, mà còn thoát khỏi
quyền lực của nó.

Chúng ta cũng nên nghiên cứu sách Xuất Ê-díp-tô ký dựa trên nhân vật chính là Môise. Khi tìm hiểu những tiên tri của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, chúng ta thấy Môise có địa vị cao hơn hẳn. Tôi tin rằng Môise là con người vĩ đại nhất mà Đức Chúa Trời đã dùng. Ápraham là tổ phụ của dân Đức Chúa Trời, và như chúng tôi đã đề cập, Giacốp đặt tên cho họ và Giôsép giải cứu họ, nhưng hãy nghĩ đến những điều lớn lao mà Môise đã làm cho dân sự Đức Chúa Trời! Sách Xuất Ê-díp-tô ký là bản tường thuật những điều Môise đã góp phần trong công việc của Đức Chúa Trời.

Sự Góp Phần Của Môise Trong Công Việc Chúa.

Trước hết, Môise đã đem tự do đến cho những kẻ nô lệ. Đa số chúng ta chưa hiểu hết số phận của những kẻ nô lệ. Khi một người bị tù đày, điều ước mong lớn nhất của họ là được tự
do.Môise đã mang lại điều họ mong ước hơn hết. Sau đó, ông cũng đem đến cho những con người mới được tự do điều quan trọng khác, đó là luật pháp.

Trên phương diện thuộc linh, Môise đã đem đến cho dân sự Đức Chúa Trời hai điều rất giá trị, đó là Lời Đức Chúa Trời và dạy họ cách thờ phượng Ngài.Khi đọc xuyên suốt Kinh Thánh, bắt đầu từ Sáng thế ký, người ta cảm thấy thích thú đặc biệt là câu chuyện về các nhân vật, sau đó là chuỗi sự kiện trong sách Xuất Êdíptô, đến sự giải phóng khỏi Aicập, và họ cảm thấy thật thông suốt. Nhưng khi đến 1/3 cuối cùng của sách nầy và bước vào sách Lêvi ký, họ thấy Kinh Thánh trở nên khó hiểu, tốc độ đọc chậm lại và nhiều lần bỏ dở việc đọc. Hãy bắt đầu đọc như những nhà Kiến trúc sư nghiên cứu sách chuyên môn hoặc sách hướng dẫn. Khi hiểu mục đích của sự hướng dẫn, bạn sẽ thấy hấp dẫn.Một phần ba cuối của sách Xuất Ê-díp-tô ký và toàn bộ sách Lêvi ký là sự hướng dẫn thờ phượng.

Trở lại với chính mình, chúng ta không biết thờ phượng Chúa thế nào cho hợp lẽ, ngay cả những sứ đồ cũng xin Chúa Jêsus dạy họ cách cầu nguyện. Dân Ysơraên cần phải được hướng dẫn để thờ phượng Chúa và chúng ta cũng vậy. Trong nhà thờ luôn nặng phần nghi thức, vị chủ lễ thường quay lưng về phía tín đồ và đối diện với bàn thờ trong phần lớn thì giờ
hành lễ. Những nhà thờ và nhà hội Do Thái giáo vẫn còn duy trì cách thức thờ phượng nơi Đền tạm mà Đức Chúa Trời đã hướng dẫn Môise.

Tôi muốn nhìn sâu vào đời sống Môise theo khía cạnh nầy. Vấn đề lớn của sách Xuất Ê-díp-tô ký là sự nô lệ; biện pháp là sự giải phóng. Đức Chúa Trời kêu gọi Môise để trở nên người giải phóng dân sự Ngài. Xuất Ê-díp-tô ký là một minh họa về sự giải phóng hoặc nói cách khác là sự cứu rỗi, và đời sống Môise là một tấm gương cho chúng ta noi theo.

Câu Chuyện Môise.

Được giải phóng khỏi quyền lực tội lỗi là kinh nghiệm lớn lao nhất trong đời sống của chúng ta. Kinh nghiệm lớn lao tiếp theo đó là dẫn đưa người khác đến với sự giải cứu.Cuộc đời Môise có thể chia làm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 40 năm. Trong 40 năm đầu, Đức Chúa Trời đã dạy cho Môise nhận biết mình là người chẳng ra gì.Qua những hoàn cảnh đặc biệt, Môise đã được lớn lên trong cung điện của Pharaôn (Xuất 1-2:10). Vì lẽ đó, Môise có thể nghĩ rằng mình là người có địa vị cao quý. Nhưng khi Môise khoảng 40 tuổi, Đức Chúa Trời bày tỏ cho ông biết rõ mình là người thật sự chẳng ra gì (xem Xuất 2:11-15).

Bài học thứ hai Đức Chúa Trời dạy Môise trong giai đoạn 40 năm kế tiếp, đó là “Môise, ngươi là một người cao trọng vì Ta đã chọn ngươi và ở cùng ngươi”. Trong cuối 40 năm đầu,một ngày nọ Môise ra khỏi cung điện, nhìn thấy sự khốn khổ của những kẻ nô lệ Hêbơrơ và nhận biết chính mình cũng là một người Hêbơrơ. Xuất 2:11 chép: “Vả, đương lúc đó, Môise lớn khôn rồi, người đi đến các anh em mình, xem thấy công việc nhọc nhằn của họ; cũng thấy một người Êdíptô đánh một người Hêbơrơ trong vòng anh em mình”. Nội dung của câu Kinh Thánh nầy bày tỏ Môise cảm thương một cách sâu sắc về nỗi khốn khổ của đồng bào mình.

Tại điểm nầy, Đức Chúa Trời phán cùng Môise rằng: “Đây không phải là cách để giải phóng, ngươi hãy cùng Ta bước vào “trường huấn luyện” trong 40 năm, và suy nghĩ về vấn đề giải phóng dân nầy ra khỏi vòng nô lệ”. Cuối 40 năm của giai đoạn thứ hai, Môise qua phía bên kia đồng vắng và nhìn thấy một bụi gai cháy. Bởi vì đồng vắng là nơi nắng nóng nên đây là điều không có gì bất thường. Bụi gai cháy thường sẽ tàn trong khoảng 5 phút, nhưng bụi gai nầy lại không tàn. Môise đến gần để xem điều lạ lùng đang xảy ra (3:1-3). Hãy xem những gì xảy ra: “Đức Giêhôva thấy người tẻ bước lại xem, bèn ở giữa bụi gai gọi rằng:“Hỡi Môise, hỡi Môise!”, Người thưa rằng: “Có tôi đây! Đức Chúa Trời phán: “Chớ lại gần chốn nầy! Hãy cởi giày ngươi ra, vì chỗ ngươi đang đứng là đất Thánh!” Rồi Ngài lại nói:“Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác và Đức Chúa Trời của Giacốp. Môise liền che mặt, vì sợ nhìn đến Đức Chúa Trời” (4-6).

Trong đoạn Kinh Thánh nầy, Đức Chúa Trời muốn dạy Môise điều quan trọng không phải là tình cảnh khốn khổ của dân Ysơraên mà Môise đã chứng kiến, cũng không phải là lòng thương xót hoặc mong ước của Môise là phải làm điều gì đó cho những kẻ nô lệ, mà Ngài muốn bày tỏ rằng Ngài đã thấy và sẽ hành động để giải quyết nan đề đó, để rồi Ngài khiến Môise đến gặp Pharaôn và yêu cầu trả tự do cho dân Ysơraên.

Bạn có tưởng tượng được sự kinh ngạc của Môise? Khi Môise thất bại trong việc giải cứu anh em mình qua hành động giết chết người Êdíptô, Đức Chúa Trời chứng tỏ cho ông tự biết mình chẳng ra gì; tại bụi gai cháy, thì Đức Chúa Trời lại cho Môise biết rằng ông là một người cao trọng. Có hai bài học căn bản: Môise một người chẳng ra gì, và Môise một người cao trọng khi Đức Chúa Trời ở cùng ông. Đức Chúa Trời dạy Môise hai bài học nầy để ông trở thành công cụ trong tay Ngài, giải cứu dân Ysơraên khỏi sự nô lệ tại Êdíptô.

Đa số những người lãnh đạo thường cố chọn những người đầy đủ phẩm chất để giao cho công tác lớn lao. Trong Kinh Thánh, dường như Đức Chúa Trời thường chọn những người yếu
kém. Nếu hôm nay bạn được Đức Chúa Trời dùng để giải cứu người khác, nếu bạn ước ao bạn bè và người thân yêu được giải cứu khỏi sự nô lệ tội lỗi, hãy nhớ rằng: Bạn không phải là
người giải cứu, mà là chính Đức Chúa Trời.

Bài Học Cho Chúng Ta.

Một người khiêm nhường nhận biết ai là Đấng thật sự đang hành động, đã tuyên bố rằng: “Đây là kế hoạch, quyền năng Đức Chúa Trời đối với tuyển dân để hoàn thành ý muốn Ngài”.Trong sách Xuất Ê-díp-tô ký, Đức Chúa Trời là gốc nho và Ngài tìm những nhánh hiệp một với gốc. Ngài hành động qua công cụ Ngài, đó là Môise. Nhưng khi Đức Chúa Trời kêu gọi Môise, Ngài phải thử luyện ông. Ngài cần cho Môise biết rằng: “Môise, ngươi là người yếu đuối, chẳng làm được việc gì. Khi nhận biết vậy, ngươi sẽ là người mà Ta có thể đại dụng qua quyền năng lớn lao mà Ta sẽ bày tỏ”.

Chương 14: SỰ KHƯỚC TỪ CỦA CON NGƯỜI VÀ BÍ QUYẾT THUỘC LINH

Chúng ta đã biết cách Đức Chúa Trời chuẩn bị Môise cho công tác giải phóng dân Ysơraên. Trong bài học nầy, chúng ta rút ra những bí quyết thuộc linh mà Đức Chúa Trời đào tạo Môise, trở nên công cụ trong tay Ngài và cách đáp ứng của Môise qua sự kêu gọi của Chúa.
Bí quyết để một người trở nên công cụ giải cứu của Đức Chúa Trời có thể tóm gọn: “Không phải ngươi, nhưng chính Ta là Đấng giải cứu. Bởi sức riêng, ngươi chẳng thể giải cứu một ai, nhưng Ta thì có thể và Ta ở cùng ngươi”. Bí quyết nầy thật sự quan trọng đối với Môise cũng như chúng ta ngày nay. Đức Chúa Trời đã dạy Môise điều nầy tại bụi gai cháy.

Môise bối rối và thiếu tự tin vì biết rằng mình không phải là người có tài ăn nói, có lẽ ông bị tật nói lắp. Nhưng dù sao đi nữa, tất cả những điều nầy Đức Chúa Trời đã biết và muốn Môise đến gặp Pharaôn, yêu cầu cho dân Ysơraên ra đi. Đức Chúa Trời muốn sự giải cứu nầy xảy đến là do chính quyền năng Ngài chứ không do năng lực con người. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời muốn một người chăn chiên Hêbơrơ (một nghề mà người Aicập kinh tởm), và là người có tật nói lắp, diện kiến Pharaôn, yêu cầu phóng thích dân sự Ngài. Khi dân Ysơraên được tự do, Ngài không muốn ai đó nói rằng: “Ồ, tôi đã chứng kiến đó là do tài thuyết phục của Môise mà. Thật là đầy năng lực!” Đức Chúa Trời lựa chọn con người theo ý Ngài. Xuất 4:11 chép: “Ai tạo miệng loài người ra? Hay là ai đã làm câm, làm điếc, làm sáng, làm mờ? Có phải Ta là Đức Giêhôva chăng?” Điều nầy thật khó được chấp nhận đối với nhiều người. Tôi nghĩ rằng câu chuyện về cuộc đời Giôsép cũng giống như thế, Đức Chúa Trời muốn nhấn mạnh rằng: “Động lực của đời sống bạn chính là Đức Chúa Trời. Có thể chúng ta không thể hiểu nhưng thật sự Đức Chúa Trời đang tể trị trên cuộc đời mỗi một người, và Ngài phán cùng Môise rằng: “Ngươi sẽ trở nên một người vĩ đại theo ý muốn Ta”.

Tại đây, Đức Chúa Trời ban cho Môise một bài học và phán rằng: “Trong tay ngươi cầm vật chi? Thưa rằng: Một cây gậy. Phán rằng: Hãy ném xuống đất đi! Người bèn ném xuống đất”. Cây gậy trở nên vật bày tỏ quyền năng Đức Chúa Trời qua Môise. Đức Chúa Trời phán với Môise hãy đặt tay vào trong áo rồi lấy ra thì tay người nổi phong và tiếp tục làm như vậy lần nữa thì tay Môise lành lại như cũ (2-7).

Đức Chúa Trời rất kiên nhẫn chỉ dẫn cho Môise, nhưng khi Môise thưa rằng “Xin sai người khác” (câu 13), ông đã làm cho Đức Chúa Trời nổi giận, quở trách. Theo tôi, khi Đức Chúa Trời giao trách nhiệm giải cứu cho bạn, bạn có như Môise để cuối cùng thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, con không muốn” không? Đây là điều bình thường khi con người nhìn thấy sự yếu đuối, bất lực của mình trước việc lớn lao mà Đức Chúa Trời giao cho.

Cuối cùng, Môise vâng theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời và đã thành công bởi ơn của Ngài.
Một số người có nhiều khả năng nhưng thiếu tinh thần sẵn sàng. Một số người khác thiếu khả năng, nhưng luôn sẵn sàng. Kinh Thánh cho biết khả năng là điều không thành vấn đề,nhưng quan trọng là ở tinh thần sẵn sàng. Trong công việc Chúa, khả năng lớn nhất là tấm lòng sẵn sàng.

Lẽ thật lớn lao mà Đức Chúa Trời dạy Môise có thể tóm lược trong những câu ngắn ngủi sau đây :

Không phải tôi nhưng là Ngài ở cùng tôi
Tôi không thể nhưng Chúa toàn năng ở cùng tôi
Tôi không muốn nhưng Chúa muốn và Ngài ở cùng tôi
Tôi không làm nhưng Ngài làm qua tôi.
Tôi gọi đây là “Bốn bí quyết thuộc linh”.

Đây là những điều tôi đã áp dụng trong cuộc sống và chức vụ. Tôi tin rằng bạn cũng sẽ áp dụng bốn bí quyết thuộc linh vào đời sống mình như Môise đã học khi đứng trước bụi gai cháy không hề tàn.

Chương 15: NHỮNG TAI VẠ, PHÉP LẠ VÀ NGUYÊN TẮC GIẢI CỨU.

Bây giờ, tôi muốn chúng ta hướng về câu chuyện giải cứu trong sách Xuất Ê-díp-tô ký. Như tôi đã đề cập, từ giải phóng đồng nghĩa với cứu rỗi. Khi đến với chủ đề giải phóng của sách Xuất Ê-díp-tô ký, chúng ta nhận thức được quyền năng kỳ diệu của Đức Chúa Trời, bắt đầu với mười tai vạ.

Những Tai Vạ.

Mười tai vạ chứa đựng một chân lý được bày tỏ xuyên suốt từ Sáng thế ký đến Khải huyền. Trong I Giăng 4:4 chép: “Phần các con thuộc về Đức Chúa Trời, đã thắng hơn họ rồi, vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian”. Đây là điều đã được minh chứng qua sự kiện mười tai vạ tại xứ Aicập.

Trong Xuất 5:1, lần đầu tiên Môise và Arôn yêu cầu Pharaôn để cho dân Ysơraên được tự do, nhưng Pharaôn đã có thái độ chế giễu, nhạo báng. Tại sao như vậy? Bởi vì đây là điều vô lý đối với Pharaôn: “Giêhôva Đức Chúa Trời của dân Ysơraên phán với Pharaôn rằng: “Hãy để cho dân Ta đi!” (1).

Trong câu chuyện nầy, chúng ta nhận biết nguyên tắc của sự giải phóng khỏi quyền lực tội lỗi hay điều ác. Khi Môise yêu cầu phóng thích dân Ysơraên, Pharaôn từ chối thì mười tai vạ liên tục xảy đến. Những tai vạ nầy khiến cho Pharaôn dần dần bị bắt phục trước quyền năng của Đức Chúa Trời, chúng ta biết được điều nầy qua sự trao đổi giữa Môise và Pharaôn.

Nhiều người tin rằng Môise là hình bóng của Chúa Jêsus, Đấng giải cứu chúng ta; Pharaôn là hình bóng của Satan, đại diện cho điều ác. Lực thúc đẩy Môise và Pharaôn hành động cũng chính là động lực thúc đẩy Chúa Jêsus và Satan hành động trên sự cứu rỗi của chúng ta ngày hôm nay.

Hãy xem xét lời Pharaôn nói trong Xuất 8:25 sau khi Môise yêu cầu để các con trẻ Ysơraên cùng đi dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời: “Hãy đi dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời các ngươi tại trong xứ, chớ lìa khỏi xứ!”Sau đó, Pharaôn lại đồng ý cho dân sự đi dâng tế lễ cho Đức Chúa Trời nhưng gợi ý rằng: “Vậy thì các ngươi hãy đi, nhưng chớ đi quá xa” (câu 28). Đây cũng là điều thường xảy đến cho người mới tin Chúa: “Được rồi! Nếu bạn là Cơ Đốc Nhân thì hãy tiến bước trên con đường mình, nhưng tôi hy vọng rằng bạn đừng quá cuồng tín. Tôi muốn rằng bạn không đi quá xa và quan trọng hóa niềm tin của mình”.

Trong Xuất 10:8-10, sau một vài tai vạ, Pharaôn lại thuyết phục: “Được rồi, các ngươi có thể đi nhưng chớ đem theo con cái, hãy để chúng ở lại Aicập”. Khi thấy không thể cản trở chúng ta sống theo đức tin, Satan sẽ cố nắm lấy con cái của chúng ta. Thật ngạc nhiên vì nhiều người bước đi bởi đức tin nhưng họ “bỏ con cái mình tại Aicập”!Thêm vài tai vạ nữa, Pharaôn nói rằng: “Các ngươi hãy đi nhưng để lại bầy chiên và bò tại Aicập” (Xuất 10:24). Đây là lời đề nghị giả dối, cho rằng trong đức tin không có sự thịnh vượng vật chất.

Tôi tin rằng đây là sự lừa gạt của Satan qua đại diện của nó là Pharaôn. Nguyên tắc đầu tiên của sự giải cứu là không bao giờ thỏa hiệp với sự tối tăm. Đừng để cho tội lỗi cám dỗ để bạn cứ ở tại Aicập (thế gian), khiến đức tin bạn bị giảm sút, khiến bạn để con cái hoặc của cải mình tại Aicập.

Những Phép Lạ.

Làm thế nào để thoát khỏi tội lỗi? Sách Xuất Ê-díp-tô ký cho biết: Phép lạ chúng ta cần là thoát khỏi sự nô lệ của quyền lực tội lỗi. Chúng ta thấy được phép lạ qua hình ảnh dân Ysơraên vượt biển Đỏ và lễ Vượt Qua để cuối cùng họ được giải phóng khỏi tay Pharaôn.

Tai vạ lớn nhất là việc Đức Chúa Trời giết các con đầu lòng tại Aicập. Sự hủy diệt của Đức Chúa Trời sẽ Vượt Qua những người thuộc về Ngài. Chúa Jêsus đã bày tỏ cho các môn đồ biết lễ Vượt Qua là hình bóng của sự cứu rỗi mà Ngài đã làm trọn qua sự chết của Ngài trên thập tự giá (Luca 22:16).

Cuộc đối thoại giữa Môise và Pharaôn cho chúng ta thấy Pharaôn không có ý định phóng thích dân Ysơraên, và luôn thay đổi ý định. Ông ta nói: “Các ngươi có thể đi”, nhưng khi tai vạ dừng lại thì liền ngăn trở không cho dân Ysơraên đi. Thậm chí sau khi thả cho họ đi, Pharaôn lại đổi ý. Khi dân sự bị biển Đỏ chặn lại, Pharaôn nhóm binh lính để đuổi theo hòng chém giết họ. Dân Ysơraên thật sự cần một phép lạ khác để được giải cứu.

Môise làm theo điều Đức Chúa Trời phán dạy và phần còn lại của câu chuyện thật là tuyệt diệu. Dân Ysơraên đi xuống biển như đi trên đất khô, còn nước làm thành một vách tường ngăn cách. Khi người Aicập cố đuổi theo để bắt dân Ysơraên thì nước lấp phủ đầy biển lại, họ bị chìm dưới đáy biển (Xuất 14:21-28).

Khi xem xét các phép lạ trong Cựu ước, bạn phải xác quyết đức tin mình qua các sự kiện siêu nhiên. Tôi tin phép lạ, tin câu chuyện được chép cách chính xác, tin câu chuyện nầy là
hình bóng của sự cứu rỗi của chúng ta.

Khi dân Ysơraên Vượt Qua biển Đỏ và đi vào đồng vắng, họ lại đối diện với một nan đề khác, khó khăn hơn nhiều. Làm thế nào cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho khoảng hơn hai triệu người đang sống giữa đồng vắng? Môise không thể nào giải quyết nổi nhưng Đức Chúa Trời thì có thể.

Đức Chúa Trời đã thi hành phép lạ để thỏa mãn nhu cầu của họ. Một sáng nọ khi thức dậy, họ thấy những vật thể màu trắng khắp trên đồng vắng. Họ hỏi nhau rằng: “Cái chi vậy?”Theo tiếng Hêbơrơ từ nầy được dịch là “Mana”, và thế là họ gọi tên loại lương thực nầy là Mana và kể từ đó nó xuất hiện trước mắt họ mỗi sáng.

Thức ăn Đức Chúa Trời ban cho dân Ysơraên hoàn toàn đáp ứng mọi nhu cầu dinh dưỡng bởi vì nó đã nuôi sống họ trong suốt 40 năm. Phép lạ siêu nhiên nầy chứng tỏ tôi và bạn cần sự bổ sức. Nguồn sức lực của bạn đến từ đâu? Bạn đang tin cậy vào nền kinh tế của đất nước, khả năng của chính mình? Nguồn tiếp trợ thật sự cho mọi nhu cầu chúng ta là Đức Chúa Trời, Ngài là Đấng tiếp trợ khi chúng ta nhờ cậy Ngài. Dân Ysơraên phải lượm Mana mỗi ngày, đây cũng là lời dạy của Chúa Jêsus khi chúng ta cầu nguyện với Cha trên trời rằng: “Xin cho
chúng con đồ ăn đủ dùng”. Trước khi ăn, chúng ta cảm ơn Chúa vì nhận biết Ngài là nguồn cung ứng thức ăn và mọi nhu cầu khác của chính mình. Phép lạ Đức Chúa Trời thực hiện trên dân Ysơraên trong suốt 40 năm lang thang trong đồng vắng nhắc nhở chúng ta về sự tể trị của Ngài.

Sự Giải Cứu Của Chúng Ta.

Qua sách Xuất Ê-díp-tô ký, chúng ta nhận biết nền tảng của sự cứu rỗi và cách thức thờ phượng Đức Chúa Trời. Dân sự Đức Chúa Trời được hướng dẫn dâng con chiên làm sinh tế
và bôi huyết nó hai bên mày cửa của họ. Đây là hình ảnh về thập tự giá của Đấng Christ, là hình ảnh chúng ta vượt qua sự đoán phạt của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus là chiên con của
Đức Chúa Trời, đã chết thay cho chúng ta. Huyết Ngài đã đổ ra để cứu chúng ta. Chúa Jêsus là Chiên con của Đức Chúa Trời, là hình bóng của chiên con lễ Vượt Qua.
Tôi mong rằng khi bạn đọc Xuất Ê-díp-tô ký sẽ nhận biết được những phép lạ giải cứu dân Ysơraên cũng là hình bóng về sự giải cứu bạn và tôi ngày nay.

Chương 16: TINH THẦN MƯỜI ĐIỀU RĂN

Tôi xin đề cập đến mười điều răn được liệt kê trong Xuất 20:1-17. Tinh thần của hàng trăm mạng lệnh được tóm gọn trong Mười điều răn của Đức Chúa Trời.
Mười điều răn được chép trên hai bảng đá. Bảng thứ nhất gồm 4 điều răn đầu dạy chúng ta trong mối tương giao với Đức Chúa Trời.

1.Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác.
2. Ngươi chớ thờ lạy thần tượng.
3. Ngươi chớ lấy danh Ta làm chơi.
4. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.
Bốn điều răn nầy dạy cho con người biết cách tương giao với Đức Chúa Trời.
Bảng thứ hai gồm 6 điều răn, dạy rõ cách quan hệ giữa con người với nhau.
5. Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi.
6. Ngươi chớ giết người.
7. Ngươi chớ phạm tội tà dâm.
8. Ngươi chớ trộm cướp.
9. Ngươi chớ nói chứng dối.
10. Ngươi chớ tham lam.

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu kỹ về ý nghĩa sâu xa của Mười điều răn.

Điều răn thứ nhất: “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác” muốn nhấn mạnh rằng: “Đức Chúa Trời trên hết”. Đó là tinh thần hoặc nội dung chính của điều răn thứ nhất.

Điều răn thứ hai cấm chúng ta làm bất cứ tượng chạm nào giống vật dưới đất hoặc trên trời và gọi nó là Đức Chúa Trời. Điều răn nầy cấm thờ hình tượng. Đức Chúa Trời là một thần linh và chúng ta được hướng dẫn đến cùng Ngài bởi đức tin. Vì Đức Chúa Trời là thần linh nên đối tượng của đức tin chúng ta là Đấng không thấy được. Đây là điều mà Đức Chúa Trời đòi hỏi khi chúng ta đến gần và tương giao với Ngài. Ngài muốn chúng ta đến với Ngài bởi đức tin. Khi cố tạo nên một vật thể thấy được và gọi nó là Đức Chúa Trời, thì chúng ta đang loại trừ đức tin.

Điều răn thứ ba, đó là chúng ta không được phép lấy danh Chúa làm chơi. Dù đa số người hiểu điều nầy theo từng chữ, nhưng tinh thần điều răn mang ý nghĩa rộng hơn. Có nghĩa là bất luận khi chúng ta nhắc đến danh Chúa, thậm chí khi thờ phượng, phải nhận biết Đức Chúa Trời là ai và không lấy danh Ngài làm chơi, hoặc lợi dụng danh của Ngài để làm điều sai
lầm. Chúng ta không được nhắc đến danh Chúa cách bất cẩn, vô ý thức hoặc thiếu tôn trọng, ngay cả khi đang thờ phượng Ngài.

Điều răn thứ tư nhắc nhở chúng ta phải giữ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Thật ra điều nầy có rất nhiều ứng dụng trong hàng trăm giới luật trong các sách luật pháp. Đa số giới luật của người Do Thái ra từ điều răn nầy, nhưng tinh thần của nó giống như điều răn thứ nhất. Hãy đặt Đức Chúa Trời trên hết trong đời sống mình. Hãy biệt riêng thì giờ cho Ngài.
Ứng dụng khác của nguyên tắc Sabát là sự nghỉ ngơi thể xác. Khi vi phạm tinh thần của điều răn thứ tư con người sẽ gánh lấy sự căng thẳng tinh thần và kiệt quệ về thể xác.
Sáu điều răn còn lại dạy chúng ta thiết lập mối quan hệ đúng đắn với người xung quanh. Điều đầu tiên liên quan đến cha mẹ bạn. Trong trường hợp thông thường đây là những người mà bạn phải quan tâm trước hết.

Điều răn thứ nămdạy rằng bạn phải hiếu kính cha mẹ. Đây là điều răn duy nhất có kèm theo lời hứa: “Hãy hiếu kính cha mẹ hầu cho ngươi được sống lâu trên đất” (12). Điều răn nầy nhấn mạnh phải hiếu kính cha mẹ, không bảo phải vâng lời họ. Kinh Thánh dạy con trẻ phải vâng lời cha mẹ. Khi còn con trẻ, bạn phải vâng lời, nhưng điều răn nầy đang nói cho những người trưởng thành. Một lý do quan trọng là khi bạn hiếu kính cha mẹ mình sẽ là tấm gương cho con cái noi theo.

Điều răn kế tiếpnhấn mạnh chúng ta chớ giết người, không phải chỉ theo nghĩa đen, vì có nhiều chỗ trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời phán dạy dân Ysơraên phải giết (xem Sáng 9 và Rôma 12 và nhiều chỗ khác). Theo tinh thần của điều răn nầy, sinh mạng con người nằm ở trong tay Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng ban sự sống và chỉ một mình Ngài có quyền cất đi mạng sống.

Điều răn thứ bảy dạy chúng ta không được phạm tội tà dâm. Tôi tin rằng tinh thần của điều răn nầy nhắm vào “quyền trẻ em”. Đây là kế hoạch của Đức Chúa Trời, trở lại Sáng thế ký đoạn 2, Ngài kết hợp họ với nhau để trở thành cha mẹ và sinh con cái. Hôn nhân là mối dây an toàn mà Đức Chúa Trời muốn con trẻ được nuôi dưỡng và chuẩn bị bước vào đời. Sự an toàn của con trẻ phụ thuộc vào tính bền vững trong hôn nhân của hai vợ chồng. Theo tôi, chân lý nầy là điểm chính của điều răn thứ bảy. Đức Chúa Trời quan tâm đến gia đình và con trẻ khi phán rằng: “Ngươi chớ phạm tội tà dâm”.

Điều răn thứ tám: “Ngươi chớ trộm cướp”. Tinh thần của điều luật nầy cho thấy Đức Chúa Trời là Đấng trật tự. Nhờ cậy vào ơn của Chúa cùng với sự cần cù, chăm chỉ, chắc chắn bạn sẽ có đời sống vật chất không thiếu thốn. Khi trộm cắp, bạn vi phạm trật tự mà Chúa đã thiết lập. Trật tự của Đức Chúa Trời là tinh thần của điều răn thứ tám.

Điều răn thứ chín: “Ngươi chớ làm chứng dối”. Đây là một điều răn mà theo tôi có ít người xem xét kỹ. Chúng ta thường phân loại nói dối nhiều hay ít, nói dối có hại hay vô hại.
Một trong những cách nói dối tinh vi đó là nói sai sự thật hoặc nói một phần sự thật. Người ta trở thành những chuyên gia về mặt nầy khi muốn làm mất danh dự của ai đó. Nhưng điều răn nầy vạch trần tất cả khi dạy rằng: “Ngươi chớ làm chứng dối”. Bất luận như thế nào, khi gây ra một ảnh hưởng xấu, dù ít hay nhiều, thêm hoặc bớt, bạn đã vi phạm điều răn thứ 9.Tinh thần của điều răn thứ 9 là phải bày tỏ sự thật qua lời nói, thái độ hoặc những phương cách khác.

Điều răn cuối dạy rằng chúng ta không được tham của người. Tinh thần của điều răn nầy tương đồng với điều răn thứ tám, “Ngươi không được trộm cắp”. Đức Chúa Trời là Đấng ban cho chúng ta: vợ con, gia đình, địa vị, và mọi thứ trong cuộc sống. Ngài có ý chỉ trên mọi sự trong đời sống mỗi cá nhân. Theo Kinh Thánh, chúng ta không được so sánh mình với người khác. Chúng ta là những cá nhân độc đáo. Đức Chúa Trời không tạo chúng ta theo một khuôn mẫu và không ai giống ai cả. Nếu chấp nhận sự thật nầy, chúng ta sẽ không so sánh mình với người khác, sẽ không ganh tỵ hoặc tham lam những gì của người khác. Sự ganh tỵ và tham lam bày tỏ rằng chúng ta không thỏa lòng theo ý muốn của Đức Chúa Trời trên cuộc đời mình. Tôi tin rằng đây là tinh thần của điều răn thứ mười.

Nguồn tài liệu: HỘI HỢP TÁC TRUYỀN GIÁO QUỐC TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG THÁNH KINH