|
||||
|
THẢO CHƯƠNG CỰU ƯỚC l Các Quan Xét l Rutơ l I & II Samuên l Biên Soạn: Dick Woodwar CÁC QUAN XÉT Chương 1: NỖI ĐAU VỀ SỰ BỘI ĐẠO Sách Các quan xét trải dài suốt 400 năm lịch sử Do Thái. Câu mở đầu của sách Các quan xét ghi lại việc Giôsuê qua đời và thiếu người lãnh đạo sau cái chết của ông. Giôsuê đã thất bại trong việc huấn luyện người lãnh đạo kế thừa. Trong một ý nghĩa, sách Các quan xét mô tả lý do khiến dân tộc Ysơraên bị lầm lạc, vì Giôsuê đã không huấn luyện người lãnh đạo thay ông. Qua sách Các quan xét, chúng ta nhận thấy rằng tất cả các vị quan xét nầy đều đã thất bại trong việc huấn luyện người lãnh đạo kế thừa và truyền đạt khải tượng của Đức Chúa Trời cho dân Ngài. Câu chìa khóa của sách Các quan xét cho chúng ta biết trong giai đoạn lịch sử nầy người Ysơraên chưa có vị vua nào “Mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải” (17:6). Nhiều học giả tin rằng Samuên là tác giả của sách nầy. Vì chưa có vị vua nào trong suốt thời kỳ các quan xét, nên rất có thể ông là tác giả của sách nầy, khi nhìn lại quá khứ, đã viết ra vào thời chế độ quân chủ. Thời các quan xét cai trị là giai đoạn tối tăm của lịch sử Do Thái trước khi nước Ysơraên có được một vị vua. Sứ điệp gắn liền với sách Các quan xét có liên quan đến một vấn đề cơ bản gọi là “sự bội đạo”. Từ “sự bội đạo” là một từ ghép có nghĩa là “đứng xa khỏi”. Đôi khi, nó cũng có nghĩa là “rời bỏ” khỏi sự cam kết đức tin. Trong chương cuối của sách Giôsuê, con cái Ysơraên đã thảo ra một cam kết và ấn chứng đức tin của họ bằng một giao ước trang trọng.Giôsuê nói: “Các ngươi phải tự lựa chọn cho mình và gia đình mình, nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giêhôva”. Về cơ bản, họ đã hứa nguyện với Đức Chúa Trời và Giôsuê: “Chúng tôi chọn đặt Đức Chúa Trời lên hàng đầu. Chúng tôi chọn phục sự và vâng lời Ngài”. Chu Kỳ Của Sự Bội Đạo. Trong sách Các quan xét, chúng ta thấy chu kỳ của sự bội đạo mà dân Ysơraên đã trải qua suốt bảy lần trong khoảng thời gian chừng 400 năm. Nếu bạn liên tưởng đến bề mặt của chiếc đồng hồ, chu kỳ của sự bội đạo nầy bắt đầu với cây kim chỉ giờ chỉ 12 giờ. Điều đó mô tả dân Ysơraên đang đặt Chúa lên hàng đầu và ở trong mối liên kết với Ngài. Vào lúc một giờ, dân Ysơraên xây khỏi cam kết giữa họ với Đức Chúa Trời. Đến hai giờ, có sự suy đồi về đạo đức, theo sau sự mục nát về chính trị lúc ba giờ. Lúc bốn giờ, một kẻ thù hung tợn xuất Khi chiếc kim đồng hồ di chuyển sang phía bên kia, lúc bảy giờ, có một cơn phục hưng thuộc linh. Dân sự của Đức Chúa Trời kêu la cùng Ngài để xin được thương xót. Tám giờ, Đức Chúa Trời dấy lên một người lãnh đạo. Đây là người mà Ngài kêu gọi, trang bị và thôi thúc để lãnh đạo một cuộc cách mạng và lật đổ kẻ chinh phục gian ác. Người lãnh đạo đó được gọi là “quan xét”. Chín giờ, vị quan xét bắt đầu vạch kế hoạch và tập trung tiềm lực để lật đổ kẻ thống trị. Mười giờ cuộc cách mạng nổ ra và chiến thắng sẽ đến lúc mười một giờ. Với chiến thắng vẻ vang và kẻ thống trị bị lật đổ, dân Ysơraên trở lại lúc 12 giờ; một lần nữa họ phục sự và yêu mến Đức Chúa Trời. Trong giai đoạn nầy, mọi sự đều tốt đẹp cho đến khi chúng ta lại đọc những lời đáng sợ nầy: “Dân Ysơraên lại làm điều ác trước mặt Đức Giêhôva”. Rồi chúng ta nhận ra rằng chu kỳ của sự bội đạo lại xảy ra và cứ tiếp nối… tiếp nối mãi. Dân Ysơraên được hưởng cảnh thái bình khoảng 80 năm, nhưng một lần nữa mọi việc lại tái diễn, sự bội đạo xuất hiện và chu kỳ đó lập lại đến bảy lần. Khi đọc sách Các quan xét, có ít nhất hai bài học ứng dụng liên hệ rất thực tế đối với chúng ta. Trước hết là ứng dụng cá nhân. Có thể nào chúng ta tẻ tách hay rời bỏ điều chúng ta tin cậy? Chẳng lẽ chúng ta lại phạm tội bội đạo? Sách Các quan xét đã nói như thế. Vâng, điều đó có thể xảy ra. Sách Phục truyền luật lệ ký và Phaolô đã báo trước rằng: “Vậy thì ai tưởng mình đứng, hãy giữ, kẽo ngã!” Sự thật là chúng ta đã bước vào “đất hứa Canaan” của mình và chiến thắng nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể tẻ tách hay lìa bỏ điều chúng ta tin cậy. Sách Các quan xét một lần nữa chỉ cho chúng ta thấy rằng dân Ysơraên đã thực sự sa vào sự bội Bài học áp dụng thứ hai liên hệ đến sách Các quan xét là điều mà chúng ta có thể gọi là sự bội đạo quốc gia. Giống như quốc gia Ysơraên trải qua chu kỳ nầy nhiều lần trong sách Các quan xét, có thể các quốc gia khác đang trải qua chu kỳ nầy ngày hôm nay. Có một thời Xứ Thánh là “Sở chỉ huy” của Đức Chúa Trời, và Giêrusalem là thủ đô thuộc linh của thế giới, nhưng những người lãnh đạo thuộc linh đã xoay khỏi Đức Chúa Trời, chối bỏ Chúa Cứu Thế Giêxu cùng lời tuyên bố chức vụ Mêsi của Ngài. Khi Chúa Giêxu đến Giêrusalem vào Chúa nhật khải hoàn đầu tiên, Ngài phán cùng các nhà lãnh đạo tôn giáo rằng:“Nếu các ngươi không kết quả xứng đáng với nước Đức Chúa Trời, Ngài sẽ cất vương quốc đó khỏi các ngươi và ban cho kẻ nào xứng đáng hơn”. Theo lời phán đó, Đức Chúa Trời sẽ “dời sở chỉ huy của Ngài” khỏi quốc gia nào không kết quả xứng đáng với vương quốc của Ngài. Chúa Giêxu phán: “Cam kết với Đức Chúa Trời giống như rơi trên một tảng đá. Kẻ nào rơi trên tảng đá nầy sẽ bị tự dập nát, hoặc nếu kẻ nào bị đá đó rơi nhằm, kẻ đó sẽ bị nghiền nát thành tro bụi” (Mathiơ 21:42-44). Khi Chúa Giêxu cất lấy nước Đức Chúa Trời khỏi các nhà lãnh đạo Ysơraên, và ban nước ấy cho Hội thánh Ngài. Điều đó có nghĩa là sự ứng dụng liên quan đến chu kỳ bội đạo nầy dạy rằng, trước tiên nên hướng dẫn cho Hội thánh. Từ một lời giải thích trong Kinh Thánh nhưng có thể rút ra nhiều ứng dụng. Lời cảnh báo về sự bội đạo nầy có thể được áp dụng cho các mục sư cũng như hàng ngàn Hội thánh đã liên kết với các trường cao đẳng, đại học, và những trường học cho người lớn tuổi, vốn được thành lập để giảng dạy lời Đức Chúa Trời. Chúng ta phải áp dụng những lời cảnh báo đáng sợ liên quan đến sự bội đạo trong sách Các quan xét cho cá nhân, cho tổ chức và toàn quốc gia. Sứ điệp của sách là chúng ta nên luôn luôn ở tại vị trí “mười hai giờ”, kính mến, thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời. Chương 2: VIỆC PHI THƯỜNG ĐƯỢC BÀY TỎ QUA NHỮNG CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG Thêm vào những lời cảnh báo về sự bội đạo trong sách Các quan xét, chúng ta có thể học được nhiều lẽ thật liên hệ đến đời sống cá nhân của các vị quan xét đó. Các vị quan xét nầy là một trong số những đề tài nghiên cứu đặc sắc nhất của Kinh Thánh. Ốtniên là vị quan xét đầu tiên. Theo Kinh Thánh, điều được xem là đáng chú ý nhất do ông vốn là cháu của Calép. Riêng với vị quan xét thứ hai là Êhút, điểm mạnh duy nhất mà ông có được là thuận tay trái. Chúng ta cũng biết một vị quan xét khác là Đêbôra, chỉ là một người mẹ trong Ysơraên. Bà đã có lúc gặp khó khăn trong việc thu phục một người lính tên là Barác, khích lệ lòng can đảm để ông cùng tham gia cuộc chiến với bà. Khi Ghêđêôn được kêu gọi, ông nói: “Lạy Chúa, làm sao tôi có thể giải cứu Ysơraên được? Quả thật chi tộc tôi là chi tộc yếu nhất… Tôi lại là người nhỏ nhất trong nhà cha tôi” (Các quan xét 6:15). Một đề tài xuyên suốt qua bảng sơ lược tiểu sử của những vị quan xét nầy cho thấy họ chỉ là những con người rất bình thường. Bạn có tự cho mình là một người giản dị, bình thường không? Bạn có nghiõ rằng Đức Chúa Trời sẽ không, hoặc thậm chí không thể sử dụng bạn vì bạn không phải là người có ân tứ lớn lao trên mức thành đạt không? Sách Các quan xét nầy sẽ cho bạn thấy rằng Đức Chúa Trời muốn thực hiện những việc phi thường qua những con người rất tầm thường như bạn và tôi.Ốtniên là cháu gọi Calép bằng bác. Kinh Thánh nói về người: “Thần của Đức Giêhôva cảm động người, người đoán xét Ysơraên, và đi ra chiến trận. Đức Giêhôva phó Cusan Risathaim, vua Aram, vào tay người, khiến cho người thắng…” (Các quan xét 3:10). Vì những người bình thường chịu sự kiểm soát của Đức Thánh Linh nên Đức Chúa Trời thích dùng những người ấy để qua họ, Ngài làm những việc phi thường. Đó là điều mà Tân ước gọi là được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Chúng ta thấy điều nầy trong đời sống của vị quan xét có tên là Êhút mà điểm mạnh duy nhất của ông là việc ông thuận tay trái. Nước Ysơraên bị dân Môáp chinh phục. Vua của nước chinh phục tên là Éclôn. Vào thời ấy, khi một quốc gia chinh phục được một quốc gia khác, họ thường đặt ra những gánh nặng thuế má không thể chịu đựng nổi trên dân tộc xứ ấy.Êhút đã dẫn một nhóm người đến thủ đô của Môáp để đóng thuế cho Ysơraên. Ông đi vào cung điện của Éclôn để đóng thuế. Trước khi thực hiện công tác nầy, ông có làm một con dao găm dài 45cm. Khi đứng trước mặt ông vua Éclôn mập mạp nầy, Êhút nói: “Có một sứ điệp từ Đức Chúa Trời dành cho ông”. Chúng ta biết rằng với cánh tay trái mạnh mẽ của mình, Êhút rút dao găm và giết vị vua đó. Êhút đã khởi xướng cuộc cách mạng và lật đổ người Môáp. Điều đặc biệt mà chúng ta được nghe kể về Êhút là việc ông thuận tay trái. Có thể cánh tay trái của Êhút là điều duy nhất mà ông phải dâng cho Đức Chúa Trời. Ngài đã sử dụng nó một cách mạnh mẽ. Bạn đã từng dâng hiến tài năng của mình, lớn hoặc nhỏ, lên cho Đức Chúa Trời chưa? Nếu bạn đặt những ân tứ và tài năng hạn chế của mình vào tay Chúa, Ngài sẽ sử dụng chúng như Ngài đã từng sử dụng cánh tay trái của Êhút. Một trong những câu chuyện lôi cuốn tôi nhất về những nhà giải phóng nầy là câu chuyện của Đêbôra, một người mẹ trong xứ Ysơraên. Đêbôra có một ân tứ thuộc linh đặc biệt. Bà là một nữ tiên tri. Bà ngồi bên dưới cây chà là và nói tiên tri. Dân chúng khắp Ysơraên kéo đến để nghe bà công bố sứ điệp của Đức Chúa Trời. Một hôm bà có cuộc trò chuyện đặc biệt với một người đàn ông tên là Barác, “Chính Đức Chúa Trời có một sứ điệp cho ngươi. Ngươi sẽ huy động một vạn người và tấn công tướng Sisêra, vị tướng Canaan có chín trăm xe sắt và chỉ huy một đạo binh lớn. Hãy tấn công ông ta và giải phóng Ysơraên khỏi tay người Canaan!” (Các quan xét 4:5,6). Barác nói: “Nếu bà đi với tôi, thì tôi sẽ đi; nhưng nếu bà không đi với tôi, tôi sẽ không đi” (Các quan xét 4:7-9). Barác nghĩ rằng nếu Đức Chúa Trời đã thật sự phán bảo điều nầy qua Trận chiến đã xảy ra trên núi Thabô. Đức Chúa Trời làm rối loạn chín trăm xe cộ bằng sắt của Sisêra. Đội quân Canaan hoảng sợ. Quân của Barác nắm quyền kiểm soát và Sisêra buộc phải chạy trốn. Một người nữ tên là Giaên đã thuận che giấu ông trong trại của bà. Ông mau chóng ngủ say và trong khi ông ngủ, Giaên đã lấy một cái búa và một cây nọc trại rồi đóng thủng màng tang ông thấu xuống đất. Xin hãy nhớ rằng, sứ điệp cơ bản của sách Các quan xét là sự bội đạo và hậu quả đáng sợ của nó, nhưng qua đời sống của các quan xét, chúng ta cũng nghiệm thấy rằng Đức Chúa Trời thường sử dụng những con người nhỏ bé. Ngài ưa thích dùng những con người bình thường như bạn và tôi và qua họ, Ngài thực hiện những công việc phi thường. Đức Chúa Trời làm những việc lạ thường qua những con người tầm thường, vốn là những người chịu sự kiểm soát bởi Đức Thánh Linh. Chương 3: NGƯỜI NÀO VIỆC ẤY Ghêđêôn là nhân vật sáng chói nhất trong số các quan xét. Chúng ta cùng nghiên cứu cách chi tiết về cuộc đời ông để rút ra những bài học cho chính mình. Chẳng hạn, nếu bạn hơi thiếu tự tin một chút, hãy xem những gì mà Ghêđêôn nói về bản thân ông: “Họ tôi vốn nghèo hơn hết, còn tôi là nhỏ hơn hết trong nhà cha tôi”. Ông đã sống trong giai đoạn người Mađian chinh phục Ysơraên cách tàn bạo, gian ác. Nhiều người Ysơraên ngã chết trong cuộc chiến với người Mađian, và người Mađian phá tan mùa màng của tuyển dân khiến họ chẳng còn gì để ăn cả.Sau bảy năm chịu cảnh đói kém và tàn bạo, dân Ysơraên bắt đầu kêu la với Đức Giêhôva để xin cứu giúp. Đức Giêhôva đã kêu gọi một người để giải phóng họ. Người đó chính là Ghêđêôn. Như chúng ta đã biết, thiên sứ của Đức Giêhôva đã đến và ngồi dưới cây thông ở địa phận Ópra, thuộc về Giôách. Con trai ông là Ghêđêôn đang đập lúa mạch trong bàn ép vì ông muốn giấu lúa mạch khỏi người Mađian. Thiên sứ của Đức Giêhôva đã hiện đến với ông và nói: “Hỡi người dũng sĩ, Đức Giêhôva ở cùng ngươi!” Câu đáp của Ghêđêôn cho lời chào đó Nhiều năm đã trôi qua, kể từ khi vượt biển Đỏ, Ghêđêôn muốn biết Đức Chúa Trời có còn ban cho dân tộc ông một phép lạ như Ngài đã làm trong thời kỳ Môise không. Thiên sứ của Đức Chúa Trời đã bảo Ghêđêôn rằng nếu ông muốn tìm thấy phép lạ mà Chúa sắp dùng để giải phóng dân Ysơraên khỏi dân Mađian thì ông nên nhìn vào những gương đi trước. Chúng ta thấy chủ đề của sách nầy lại được nhấn mạnh– Đức Chúa Trời sẽ lấy làm vui thích khi sử dụng kẻ nhỏ nhất trong vòng những người yếu nhất thuộc một chi phái yếu kém nhất và dùng sự tầm thường để thực hiện phép lạ siêu nhiên phi thường mà Ngài đã trù bị cho sự giải phóng nầy. Thật là hệ trọng khi Đức Chúa Trời kêu gọi bạn vào công việc của Ngài, và tiến hành công việc đó với sự nhận thức rằng chính Ngài sai bạn và ở cùng với bạn. Bạn cũng phải học biết những bí quyết thuộc linh mà các quan xét và những nhà giải phóng vĩ đại khác như Môise đã từng học. Những bí quyết thuộc linh đó là: Bạn là ai hay bạn là gì chưa phải là vấn đề; nhưng Đức Chúa Trời là ai và Ngài là gì mới quan trọng. Bạn có thể làm được gì cũng chưa phải là vấn đề; nhưng vấn đề là Chúa có thể làm gì. Việc bạn muốn làm gì chưa phải là vấn đề, nhưng điều gì Chúa muốn mới là vấn đề. Khi các phép lạ xảy ra, lúc đó bạn sẽ nhìn lại và nói, “Đó không phải là điều tôi đã làm, nhưng chính Chúa đã làm vì Chúa đã sai tôi, và Ngài ở cùng tôi”. Đức Chúa Trời không tìm kiếm các vị thánh siêu phàm. Ngài thường tìm kiếm kẻ nhỏ nhất trong vòng những người yếu đuối nhất vì những người nầy lại có vẻ thích hợp hơn để học biết những bí quyết thuộc linh mà Môise và các vị lãnh đạo khác trong dân sự Ngài đã từng học. Làm sao người ta có thể học được các bí quyết thuộc linh nầy nếu họ là những vị thánh siêu phàm? Có thể họ sẽ tin vào bản thân họ trước khi tin cậy Đức Chúa Trời. Nhưng nếu họ là kẻ nhỏ nhất trong những người yếu nhất, Đức Chúa Trời có thể khiến họ tin vào Ngài. Đây là những người lãnh đạo mà Đức Chúa Trời thường lập lên trong sách Các quan xét.Khi Chúa gọi Ghêđêôn lật đổ dân Mađian, lúc đó đã có hàng trăm ngàn người Mađian. Chúng giống như một cơn đại dịch châu chấu cắn phá dân sự. Đức Chúa Trời đã phải xây dựng đức tin của Ghêđêôn. Đức Chúa Trời thường làm hai điều khi Ngài muốn ban ân tứ đức tin cho người ấy. Trước hết, Ngài xác nhận đức tin của người ấy qua thử thách. Kế đến Ngài bày tỏ chính Ngài cho họ. Hãy quan sát cách Đức Chúa Trời củng cố đức tin của một người khi Ngài kêu gọi họ làm điều gì đó cần có đức tin lớn. Thi thiên 37:23 nói rằng: “Đức Giêhôva định liệu các bước của người”. Hầu hết chúng ta đều biết câu chuyện về cái lốt chiên của Ghêđêôn. Đức Chúa Trời kêu gọi Ghêđêôn trở thành người giải phóng Ysơraên khỏi dân Mađian. Ghêđêôn cần biết chắc rằng Chúa kêu gọi ông, vì vậy ông xin Chúa khẳng định lời kêu gọi đó. Đêm đến, ông để một lốt chiên khô ở ngoài trời và thưa với Chúa rằng nếu sáng mai đất chung quanh lốt chiên khô nhưng lốt chiên ướt, thì ông sẽ biết rằng Đức Chúa Trời kêu gọi ông làm một nhà giải phóng. Khi Ghêđêôn thức dậy sáng hôm sau thì thấy đất chung quanh khô, nhưng ông vắt được một chén nước từ lốt chiên. Vẫn chưa chắc, đêm kế tiếp ông đã xin Chúa làm cho đất chung quanh ướt nhưng lốt chiên thì khô.Sáng hôm sau thì đất bị sương phủ nhưng lốt chiên thì lại khô ráo. Vì cớ Chúa đang kêu gọi Ghêđêôn làm một việc lớn, Ngài đã làm như Ghêđêôn cầu xin. Nhưng chúng ta nên cẩn thận khi cầu xin Chúa chứng tỏ chính Ngài cho chúng ta. Có một ranh giới rõ ràng trong việc đặt lốt chiên, như Ghêđêôn đã làm, ông đã thử Đức Chúa Trời. Khi Chúa Giêxu bị thử thách trong đồng vắng, Ngài đã bị thách thức ném mình ra khỏi nóc đền thờ. Nếu các thiên sứ cứu Ngài thì mọi người sẽ biết Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Giêxu phán: “Như có chép rằng, ngươi không được phép thử Chúa”. Chúng ta đến với Đức Chúa Trời bởi đức tin, sẽ có lúc Chúa thử thách chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không có quyền thử Ngài. Khi bạn khởi đầu cuộc hành trình thuộc linh của mình, điều đó giống như bạn đang bước vào “Viện Đại Học Đức Tin” của Đức Chúa Trời. Bạn không được quyền thử Chúa. Nhưng Chúa có quyền thử bạn. Ngài có thể cho bạn “sự thử thách bất ngờ” và những kỳ thi khó khăn trong những khoảng thời gian đều đặn, nhưng bạn không bao giờ có quyền ra đề thi cho Ngài. Chúa biết có những lúc bạn thật sự có đức tin nhưng vẫn cần được sự xác nhận. Điều đó không giống như việc đặt Chúa vào cuộc thử nghiệm vì cớ bạn không tin Ngài. Đức Chúa Trời còn củng cố đức tin của Ghêđêôn một trong cách khác. Trước khi tấn công người Mađian, đang đóng trại trong trũng Gítrê-ên, Đức Chúa Trời bảo Ghêđêôn lẻn vào trại người Mađian. Ông đến gần trại của hai người lính Mađian và lắng nghe một người trong bọn kể lại điềm chiêm bao của mình. Hắn đã thức dậy do một cơn ác mộng. Hắn nói, “Nầy tôi có một điềm chiêm bao, thấy một cái bánh nhỏ bằng bột lúa mạch lăn vào trại quân Mađian: nó lăn đến một trại, đụng làm cho trại ngã, lật ngược trên lộn dưới, nên trại bị đánh đổ. Bọn người đáp rằng: Đó nào khác hơn là gươm của Ghêđêôn, con trai Giôách, người Ysơraên. Đức Chúa Trời đã phó Mađian và cả trại quân vào tay người” (Các quan xét 7:12-14). Khi Ghêđêôn nghe được điều đó, ông đứng trong bóng tối, cúi đầu xuống và thầm nguyện. Rồi ông trở về với dân sự mình và nói “Hãy chổi dậy, vì Đức Giê Hô Va đã phó người Mađian vào tay các ngươi!” Có phải Chúa đang chuẩn bị bạn cho một công việc của đức tin? Có thể là Chúa muốn làm một công việc lớn qua bạn nhưng bạn chưa đủ gần gũi với Ngài để biết điều đó? Trước khi Đức Chúa Trời sử dụng Ghêđêôn đánh đổ người Mađian, chúng ta thấy Chúa tự bày tỏ chính Ngài cho Ghêđêôn bằng nhiều phương cách diệu kỳ, và chúng ta cũng thấy Đức Chúa Trời thử đức tin của Ghêđêôn. Sự thách thức lớn nhất cho đức tin của Ghêđêôn là khi Đức Chúa Trời yêu cầu ông hy sinh con bò đực tơ của cha ông. Cha của Ghêđêôn là một người cha bội giáo. Ông đã xây một bàn thờ cho Baanh, một tà thần. Đức Chúa Trời phán bảo Ghêđêôn bắt con bò tốt nhất của cha ông (giống như là lấy chiếc máy cày tốt nhất ông ấy), cột vào bàn thờ đó và lôi nó đổ xuống. Rồi Ngài lại phán bảo Ghêđêôn hãy lấy thần tượng của cha ông, chẻ nó ra, nhúm lửa và dâng con bò làm của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời. Đó là một thách thức quá lớn. Nhiều lần Chúa Giêxu phán dạy trong các sách Phúc Âm: “Nếu ngươi không muốn đặt Ta lên hàng đầu, trước cả cha ngươi, thì ngươi không xứng đáng cho Ta”. Chúa Giêxu thách thức chúng ta đặt Ngài lên trước cha và mẹ chúng ta. Đó là điều Đức Chúa Trời yêu cầu Ghêđêôn phải làm khi Ngài ra lệnh Ghêđêôn phá hủy thần tượng của cha ông theo cách nầy. Ghêđêôn đã vâng theo mạng lệnh của Đức Giêhôva cách triệt để. Sáng hôm sau, khi dân chúng nhìn thấy điều đã xảy ra cho bàn thờ và thần tượng, họ đã hỏi, “Ai đã làm điều nầy?”Câu trả lời là: “Ghêđêôn đã làm điều đó”. Họ muốn xử tử Ghêđêôn vì ông đã xúc phạm đến thần Baanh. Vì cớ cha Ghêđêôn yêu thương con trai mình, ông nói với những người ấy:“Các ngươi mới là kẻ đáng bị xử tử vì đã xúc phạm đến Baanh, bởi nếu hắn là thần thì chính hắn phải tự tranh luận lấy”. Ngày đó Ghêđêôn được tặng cho một biệt danh là Giêru Baanh, nghĩa là “Để Baanh tự tranh luận lấy”. Đức Chúa Trời lại thử Ghêđêôn lần nữa khi Ngài bảo ông cắt bớt quân số của mình. Ghêđêôn đang dẫn 32.000 người đi ra để tấn công người Mađian. Khi đoàn quân đang trên đường ra trận thì Chúa phán, “Nầy Ghêđêôn, con có quá nhiều người”. Đức Chúa Trời không muốn Ghêđêôn nghĩ rằng chiến thắng ông đạt được là nhờ số lượng của đạo quân. Đức Chúa Trời truyền lịnh cho ông hãy để cho những người run rẩy, sợ hãi trở về nhà. Hãy nhớ rằng trong sách Phục truyền Luật lệ Ký, Môise đã ghi lại điều luật, luật đó chẳng từng thách thức đạo quân Ysơraên khi đang hành quân đến một chiến trường lớn sao? Họ cho những binh sĩ sợ hãi, những người vừa hứa hôn hoặc trồng vườn nho mà chưa hái trái trở về nhà (Phục truyền 20:1-8). Khi Ghêđêôn cho những kẻ run sợ rời khỏi, có 22.000 binh sĩ đã về nhà. Ông tiếp tục hành quân với 10.000 binh sĩ và Đức Chúa Trời lại phán, “Nầy Ghêđêôn, con vẫn còn quá nhiều người”. Ngài biết Ghêđêôn sẽ vẫn cho rằng chiến thắng có được là nhờ số lượng của đạo quân. Đức Chúa Trời phán với Ghêđêôn hãy cho những người ấy xuống sông uống nước, rồi để những người quỳ xuống uống nước với những người liếm nước riêng ra. Khi họ đi qua sông, có 9.700 người đã quỳ gối xuống uống, và về cơ bản Đức Chúa Trời có phán dạy: “Ngươi bảo chúng hãy đi về, chúng ta không cần chúng! Với số 300 người liếm nước khi đi qua sông, Ta sẽ phó dân Mađian vào tay ngươi” (Các quan xét 7:5-7). Đó là con số ít hơn một phần trăm so với những gì mà Ghêđêôn đã bắt đầu. Đức Chúa Trời không cần hàng ngàn người không cam kết đi theo. Ngài không bao giờ như thế cả. Đức Chúa Trời cần một nhóm nhỏ những tôi tớ hoàn toàn kết ước. Đức Chúa Trời lại thử đức tin của Ghêđêôn lần nữa qua kế hoạch chiến đấu để tiêu diệt người Mađian. Chiến thắng của Ghêđêôn cần có đức tin mạnh mẽ, sự can đảm cực kỳ và một kế hoạch tuyệt vời. Người Mađian đóng trại trong một trũng rất hiểm trở. Đức Chúa Trời bảo Ghêđêôn đem 300 người của mình, chia thành ba đội, mỗi đội một trăm người, và bố trí họ vào ba địa điểm: bắc, đông và tây của đạo quân Mađian. Ghêđêôn đã được ban cho các huấn thị rõ ràng. Ông có trách nhiệm truyền đạt lại cho đội quân của mình. Một bài học quý giá về nguyên tắc lãnh đạo qua câu nói của Ghêđêôn: “Hãy ngó Ta,…theo sự dẫn dắt của Ta, … và làm y như Ta làm” (Các quan xét 7:17). Đó là tinh túy của sự lãnh đạo chân chính. Tất cả những người nầy đơn giản là phải hoàn toàn kết ước với Đức Chúa Trời và với Ghêđêôn. Tay trái của họ cầm một cái bình trong có chứa cây đuốc. Tay phải cầm một cây kèn. Khi Ghêđêôn ra hiệu, họ đập vỡ những bình có chứa cây đuốc và để lộâ ra một trăm cây đuốc. Rồi một trăm cái kèn được thổi lên. Họ reo lên: “Gươm của Đức Giêhôva và của Ghêđêôn!” Việc đó xảy ra tại ba nơi khác nhau. Giả thử nếu bạn là một người Mađian, đang nằm ngủ trên đất trong một nơi tối tăm như mực, bạn sẽ nghĩ gì khi thức dậy và nghe tiếng một trăm cái bình bị đập vỡ, rồi thấy một trăm cây đuốc và nghe một trăm tiếng kèn đồng thổi lên và một trăm người reo hò ở mạn bắc của doanh trại của mình? Rồi điều y hệt như vậy lại xảy ra ở mạn đông và mạn tây nơi bạn đang đóng trại? Có lẽ bạn cho rằng đạo quân đông đảo của Ghêđêôn đã vây quanh bạn rồi. Người Mađian hẳn đã nghĩ là họ bị bao vây. Họ kinh hoàng và trong bóng tối, họ bắt đầu chém giết lẫn nhau. Người của Ghêđêôn rượt theo họ ra khỏi trũng giống như đàn súc vật.Những người từng rời bỏ đạo quân của Ghêđêôn đã trở lại tham gia trận đánh. Những người về nhà đã trở lại, và tất cả bọn họ đã tiêu diệt hoàn toàn đạo quân Mađian. Câu Kinh Thánh mô tả sự chiến thắng đã cho chúng ta thấy hành động của ba trăm người: “Chúng đứng vây quanh trại quân, ai cứ chỗ nấy, cả trại quân (người Mađian) bèn vỡ chạy,cất tiếng la và trốn đi” (7:21). Nếu một phần trăm trong số ba trăm người đó không giương đuốc lên, không thổi kèn của họ và không reo hò theo hiệu lệnh, toàn bộ kế hoạch chiến đấu có thể bị thất bại và có thể họ đã bị người Mađian tàn sát. Đó là một hình ảnh đẹp về Hội thánh của Đức Chúa Giêxu ngày nay. Đấng Christ phục sinh không cần hàng ngàn người không hết lòng đi theo. Ngài cần một thiểu số có cam kết, là những môn đồ tận hiến, là những người vững chắc đứng trong chỗ của mình, tại vị trí của mình. Nếu Đức Chúa Trời có thể khiến mỗi người trong chúng ta ai đứng chỗ nấy, và sử dụng bất cứ ân tứ thuộc linh nào mà Ngài đã ban cho, trong bất cứ nơi nào chúng ta được đặt vào, với 100% kết ước với Đức Chúa Giêxu Christ, thì lúc đó chúng ta có thể đánh tan tác cả đạo quân địa ngục. Xin hãy nhớ rằng câu chìa khóa hé mở lẽ thật trong các sách lịch sử của Cựu ước lại được tìm thấy trong Tân ước. Sứ đồ Phaolô bảo chúng ta hãy tìm những gương mẫu và lời cảnh báo khi đọc lịch sử dân Ysơraên (I Côrinhtô 10:11). Trong sách Các quan xét, các lời cảnh báo qui tụ lại chung quanh những hậu quả ghê sợ của sự bội đạo. Những gương mẫu đó có thể được tìm thấy trong cuộc đời của các vị quan xét. Có những người khác, chẳng hạn như cuộc đời của Samsôn, đã trở thành một lời cảnh báo và là một ví SÁCH RUTƠ Chương 4: TÌNH YÊU CỨU CHUỘC Chúng ta tiếp tục xuyên qua các sách lịch sử Cựu ước, sau khi đã nghiên cứu sách Giôsuê và Các quan xét, bây giờ đến sách Rutơ. Sách Rutơ là một chuyện tình đẹp xảy ra “trong những ngày các quan xét cai trị”.Chuyện tình nầy mang hình bóng về sự cứu rỗi và mối quan hệ giữa chúng ta với Cứu Chúa Giêxu. Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước đều ví sánh chúng ta là vợ hứa của Ngài. Ngài là chàng rể và chúng ta, tức Hội thánh, là “cô dâu” của Ngài. Sách Rutơ giới thiệu mối quan hệ nầy như là “Tình yêu cứu chuộc”. Kinh Thánh ghi lại chuyện tình đẹp đẽ nầy:“Trong đời các quan xét, một cơn đói kém xảy đến trong xứ, có một người từ Bếtlêhem xứ Giuđa, đi với vợ và hai con trai mình đến kiều ngụ trong xứ Môáp. Người tên là Êlimêléc, vợ tên là Naômi, hai con trai tên là Mạclôn và Kiliôn, đều là dân Ơphơrát về Bếtlêhem trong xứ Giuđa. Đến xứ Môáp, chúng bèn ở tại đó. Êlimêléc, chồng của Naômi, qua đời, để nàng lại với hai con trai mình. Chúng nó cưới vợ trong người nữ Môáp, người nầy tên là Ọtba, người kia tên là Rutơ; họ ở tại đó độ mười năm. Kế sau, Mạclôn và Kiliôn cũng thác, để Naômi ở lại, không chồng không con” (Rutơ 1:1-5). Êlimêléc, Naômi và hai con trai của họ đã đi đến một đất nước xa xôi và gặp phải nhiều nỗi khó khăn. Xứ Môáp mang một ý nghĩa tiêu cực đối với dân Do Thái tin kính và điều đó khiến cho xứ ấy giống như đất nước xa lạ đối với người con trai hoang đàng. Câu chuyện về gia đình nầy xảy ra đúng như khuôn mẫu câu chuyện người con trai hoang đàng. Trong khi gia đình lưu lạc nầy sống tại xứ Môáp, cả hai con trai của họ đều chết. Êlimêléc cũng chết. Naômi là thành viên duy nhất trong gia đình đã từng đến xứ Môáp để lánh nạn đói tại Bếtlêhem, xứ Giuđa. Khi tập trung vào Naômi, chúng ta sẽ nhận ra bóng dáng của một vài khuôn mẫu trong câu chuyện của những người lưu lạc. Khi Naômi đang trú ngụ tại xứ Môáp xa xôi, mọi việc đều rất khó khăn. Trước khi hai người con trai của bà qua đời, họ đã kết hôn với những người nữ Môáp, vốn là điều cấm kỵ. Bà đã đến xứ Môáp với chồng và hai con trai. Bây giờ bà không còn chồng, cũng chẳng còn con trai nhưng có hai người con dâu Môáp. Câu chuyện tiếp tục: “Rồi bà bèn đứng dậy cùng với các con dâu mình đặng từ xứ Môáp trở về, vì bà ở trong xứ Môáp có nghe cách mà Đức Giêhôva đã đoái xem dân sự Ngài và ban lương thực cho” (Rutơ 1:6). Điều đó hầu như thường xảy đến cho một người lưu lạc. Khi họ đang ở một nơi xa xôi nào đó, họ được nghe điều tốt đẹp tại nhà cha mình ở quê nhà. “Vậy bà lìa bỏ chỗ mình đã ở, cùng hai dâu mình lên đường đặng trở về xứ Giuđa” (Rutơ 1:7). Đây là sự trở lại của người con gái hoang đàng. Trước khi trở về, Naômi quay qua nói với các con Chuyện kể tiếp: “Hai nàng nói với bà, ‘chúng tôi sẽ đi với mẹ đến quê hương của mẹ’. Naômi đáp, ‘Các con đi với mẹ làm chi? Mẹ chẳng còn đứa con trai nào trong lòng, và nếu có, các con sẽ tiếp tục chờ đợi cho đến khi chúng khôn lớn và làm chồng các con được sao?’ Bà nói, ‘không đâu, hãy về đi hỡi các con gái ta, và đi theo đường lối của các con; mẹ già quá không thể lấy chồng nữa” (Rutơ 1:11-12). Kinh Thánh cho biết người con dâu lớn của Naômi là Ọtba ôm hôn bà và ra đi, nhưng Rutơ vẫn ở lại. Naômi nói với Rutơ, “Nầy, chị con đã trở về quê hương và thần của nó, con hãy trở về theo nó đi”. Đây là điểm mấu chốt khiến Rutơ trở thành nhân vật trung tâm của quyển sách mang tên bà và bây giờ chúng ta hãy cùng nhau xem xét chuyện tình đẹp đẽ nầy. Rutơ đã nói: “Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó; dân sự của mẹ tức là dân sự của tôi, và Đức Chúa Trời của mẹ tức là Đức Chúa Trời của tôi; mẹ thác nơi nào, tôi muốn thác và được chôn nơi đó” (Rutơ 1:16-18). Rutơ cho chúng ta một tấm gương về lòng trung thành khi bà thực hiện cam kết trang trọng nầy với Naômi. Hai câu Kinh Thánh trên giới thiệu những nét khái quát làm chuẩn mực cho những lời hứa nguyện trong hôn nhân vì là nền tảng căn bản trong lời cam kết giữa chồng và vợ. Khi bạn kết hôn với ai, bạn cam kết sẽ đi đến nơi nào họ đi và sống ở nơi nào họ sống. Bạn có thể in trí là bạn không kết hôn với cả một gia đình, nhưng sau một vài năm, quan niệm đó sẽ thay dổi thành “Dân sự của người là dân sự của tôi”, nếu không, mối quan hệ của bạn với người phối ngẫu sẽ trở nên căng thẳng. Phần quan trọng nhất của sự cam kết là “Đức Chúa Trời của người là Đức Chúa Trời của tôi”. Nếu bạn không có cùng một Đức Chúa Trời thì bạn cũng sẽ không có cùng một quan điểm căn bản. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các cuộc hôn nhân đổ vỡ. Khi những cặp vợ chồng không có cùng một quan điểm thì sẽ nẩy sinh nhiều nan đề. Nếu cuộc sống của họ chỉ chú trọng về thời gian, tiền bạc và năng lực, thì họ lại chẳng đồng ý với nhau điều nào cả. Nền tảng đem lại sự hiệp một cho đôi vợ chồng đó là phải xác định: “Đức Chúa Trời của anh (em) cũng là Đức Chúa Trời của tôi”. Khi bạn xác lập thang giá trị của mình dựa vào mối liên hệ giữa bạn với Đức Chúa Trời, bạn sẽ có được một hệ thống giá trị chung. Câu cuối của đoạn 1 nói, “Naômi và Rutơ, người Môáp, dâu của Naômi, từ ở xứ Môáp trở về là như vậy. Hai người đến Bếtlêhem nhằm đầu mùa gặt lúa mạch”. Việc họ trở về Bếtlêhem nhằm đầu mùa gặt lúa mạch rất quan trọng. Khi hai người nữ nầy về đến Bếtlêhem, Naômi trông giống như người con gái của Đức Chúa Trời quay về nhà cha mình. Ân điển của Đức Chúa Trời đang chờ đón bà, giống như người cha chạy ra đón mừng, tiếp nhận, ôm hôn và phục hồi địa vị cho người con hoang đàng (Luca 15:20). Trong câu chuyện nầy, Rutơ tượng trưng cho những người không thuộc về gia đình Đức Chúa Trời. Rutơ không phải là người Hêbơrơ. Bà là một người ngoại. Đức Chúa Trời có ơn phước nào dành cho một người vốn không phải là thành viên trong gia đình của Ngài không? Vâng, có đấy. Ơn cứu rỗi đã đến với chúng ta trong khi chúng ta còn là những tội nhân, làm cho chúng ta trở nên một phần tử trong gia đình Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ nhận biết ân điển của Đức Chúa Trời dành cho Naômi và Rutơ trong luật pháp của Ngài. Luật đầu tiên của Đức Chúa Trời đem lại phước hạnh cho Rutơ và Naômi được tìm thấy ở Lê-vi Ký 19: 9-10. Luật nầy, được gọi là Luật Mót lúa, những con gặt không được nhặt những sản vật mà họ tình cờ đánh rơi trên đất, nhưng để chúng lại cho người nghèo và khách lạ. Rutơ quyết định đến các cánh đồng để mót lúa ngay ngày đầu tiên sống tại Bếtlêhem. Kinh Thánh chép: “Naômi có một người bà con bên chồng, người có quyền thế và giàu, về họ hàng Êlimêléc; tên người là Bô-ô. Rutơ, người Mô-áp, thưa cùng Naômi rằng: xin để con đi Một luật khác của Môise cũng là nền tảng quan trọng giúp chúng ta hiểu vì sao chuyện tình nầy được ghi lại trong Kinh Thánh. Đó là điều luật chép trong Phục truyền chương 25,được gọi là “Luật chuộc lại sản nghiệp của người bà con”. Luật nầy quy định nếu anh em trai của một người chết nhưng chưa có con trai, vợ góa của người không được kết hôn với người ngoài gia đình. Để lưu danh của người đó trong Ysơraên, người anh em của chồng nàng phải cưới nàng. Nếu người anh em của kẻ chết từ chối thì nàng phải trình kẻ đó lên các trưởng lão trong thành (điều nầy tương tự như việc đưa anh ta ra toà). Nếu người ấy vẫn tiếp tục từ chối, trước mặt các trưởng lão, nàng phải lột giày khỏi chân người và nhổ vào mặt người. Từ ngày đó trở đi, nhà người ấy sẽ bị gọi là “nhà của kẻ bị lột giày”. Đó là một danh hiệu ô nhục trong nền văn hóa Ysơraên. Nhờ kết hôn với một người nam Ysơraên, Rutơ được đem vào gia đình của Đức Chúa Trời, là quốc gia Ysơraên. Khi chồng chết, do không có con, Rutơ không còn là thành viên của gia đình Đức Chúa Trời nữa. Luật tuyên bố rằng nàng có thể đến với một người bà con của người chồng đã chết, và yêu cầu anh ta cưới nàng. Nếu người ấy từ chối, nàng có thể đưa vấn đề ra trước tòa án.Nếu người ấy vẫn không chịu cưới nàng thì các trưởng lão sẽ tiến hành toàn bộ nghi thức đã được mô tả trong luật chuộc lại sản nghiệp của người bà con. Người nam nào đồng ý kết hôn với một người nữ như thế, phải thực hiện hai điều. Trước nhất, người ấy mua nàng bằng cách trả mọi món nợ của nàng. Điều thứ nhì là phải kết hôn với nàng. Việc thiết lập mối quan hệ hôn nhân nầy đem nàng trở lại gia đình của Đức Chúa Trời. Đó là niềm hy vọng của Rutơ khi nàng trở về Bếtlêhem thuộc Giuđa. Đó cũng là lý do vì sao chương hai bắt đầu với tin tức thú vị là người cha chồng quá cố của Rutơ có một người bà con quyền thế và giàu có, tên là Bô-ô. Khi tiếp tục đọc câu chuyện nầy, chúng ta thấy một hình ảnh đẹp về ân điển của Đức Chúa Trời dành cho người con lưu lạc trở về nhà, và ơn phước của Đức Chúa Trời dành cho người đến với Ngài để được cứu rỗi. Chương 5: YÊU NGAY TỪ CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN Câu chuyện Rutơ xảy ra vào thời các quan xét cai trị, một giai đoạn đen tối về thuộc linh của lịch sử Ysơraên. Chuyện tình lãng mạn nầy là một bức tranh đẹp được mô tả trong sách Rutơ về sự cứu rỗi và cứu chuộc của chúng ta. Rutơ, người con dâu Môáp, là hình ảnh của một người không thuộc gia đình của Đức Chúa Trời. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu và ân điển của Ngài đối với nàng trong việc chuộc nàng lại là điều được quy định trong luật pháp của Ngài. Ngay khi Bô-ô vừa trông thấy Rutơ mót lúa trong ruộng của mình, có vẻ như ông đã bị sắc đẹp của nàng chinh phục. Ông đã hỏi đầy tớ mình rằng, “Người gái trẻ nầy là ai?” Rõ ràng là ông đã phải lòng nàng. Tên của Rutơ có nghĩa là “sắc đẹp” hay là “nụ hoa hồng”. Người đầy tớ thuật lại cho ông biết người chồng quá cố của nàng tại xứ Môáp là một người nam Hêbơrơ, và việc nàng giữ trọn lời thề ước trung kiên với mẹ chồng. Ông cũng thuật lại với Bô-ô sự kiện Rutơ đã trở nên một tín đồ khi nàng kết hôn với người chồng Hêbơrơ của nàng. Bô-ô bảo Rutơ cứ ở trong ruộng của ông, là nơi ông có thể bảo vệ nàng. Ông nói rõ cho Rutơ biết là ông quan tâm đến nàng. Trong câu 10, chúng ta đọc, “Nàng bèn sấp mình xuống Nàng đáp, “Hỡi chúa, cầu chúa lấy lòng ân huệ đãi tôi” (Rutơ 2:1214). Vào giờ ăn, Bô-ô đã mời nàng cùng ăn trưa. Nàng được dùng bữa đầy đủ, thịnh soạn và ra về với số lúa mót được khá nhiều ở ruộng của Bô-ô trong ngày hôm đó. Bô-ô ra lệnh cho các con gặt của ông là nếu họ nhìn thấy Rutơ mót lúa ở sau họ thì hãy làm rơi “nhiều gié lúa cách cố ý” cho Rutơ. Bô-ô đã yêu Rutơ. Chuyện Tình Ngược Đời. Rutơ chương hai kết thúc bằng việc kể cho chúng ta nghe chuyện Rutơ đã mót lúa trong ruộng của Bô-ô qua hai mùa gặt. Điều đó có nghĩa là nàng đã lập lại các sự kiện trong chương một trong vòng sáu tháng. Chương ba bắt đầu, “Naômi, bà gia Rutơ, nói cùng nàng rằng: Hỡi con gái ta, mẹ phải lo cho con một chỗ an thân, làm cho con được phước hạnh”. Có thể hiểu cách nói của Naômi như sau: “Mẹ sẽ kiếm cho con một người chồng”. Có lẽ Naômi đã kể cho Rutơ nghe những luật lệ về việc mót lúa và sự chuộc lại sản nghiệp. Chúng ta có thể cho là Rutơ đã biết về luật chuộc lại sản nghiệp của người bà con và Bô-ô là người bà con của họ. Bô-ô và các đầy tớ của ông đang đập lúa ban đêm và họ thường nằm ngủ bên cạnh sản vật vừa thu hoạch được sau khi xong công việc. Naômi dặn dò: “Con hãy tắm rửa, xức dầu và mặc quần áo tốt nhất rồi đi xuống sân đạp lúa…” Naômi bảo Rutơ ngỏ lời cùng Bô-ô bằng cách yêu cầu ông làm người chuộc sản nghiệp của nàng. Có một bữa tiệc lớn sau khi đập lúa xong. Naômi bảo Rutơ đi và để ý xem Bô-ô sửa soạn chỗ ngủ của mình nơi nào. Naômi nói: “Vào lúc giữa đêm con hãy đến, tỏ mình với người rồi ngỏ lời xin người trở thành người bà con chuộc lại sản nghiệp của con”. Đây không chỉ là chuyện tình cứu chuộc mà còn là một chuyện tình ngược đời. Trong nền văn hóa đó, Bô-ô không thể cầu hôn với Rutơ, ngược lại, nàng phải cầu hôn với ông. Có những người bà con gần của người chồng quá cố. Theo luật pháp, Rutơ phải đến gặp một người trong bọn họ và yêu cầu người ấy trở thành người chuộc lại sản nghiệp cho nàng. Tất cả những gì mà Bôô có thể làm với Rutơ là bày tỏ cử chỉ yêu thương để nàng biết là ông muốn trở thành người chuộc lại sản nghiệp cho nàng. Điều nàng làm ở trong chương ba là hết sức phải lẽ. Đó là lời cầu hôn. Chúng ta biết là vào giữa đêm, Rutơ đến nằm dưới chân của Bôô. Bôô hoảng sợ khi ông thấy một người nữ ở đó. Ông hỏi, “Nàng là ai?” Nàng trả lời, “Tôi là Rutơ, kẻ tớ gái ông, xin ông đắp mền ông trên kẻ tớ gái ông, vì ông có quyền chuộc lại sản nghiệp tôi” (Rutơ 3:8-10). Bô-ô nói, “Hỡi con gái ta, nguyện Đức Giêhôva ban phước cho con: Việc nhân từ con làm lần sau nầy lại còn trọng hơn lần trước, vì con chẳng có theo những kẻ trai trẻ, vô luận giàu hay nghèo. Và bây giờ, hỡi con gái ta, chớ sợ chi: ta sẽ làm cho nàng mọi điều nàng sẽ nói, vì cả dân sự trong thành ta đều biết rằng nàng là một người đàn bà hiền đức” (Rutơ 3:10-12). Bôô đưa cho Rutơ số lượng lúa mạch mà Rutơ có thể mang đi được, rồi truyền lệnh cho nàng trở về nhà bà gia mình. Sự Cứu Chuộc Trong Chuyện Tình Lãng Mạn. Chúng ta thấy cặp tình nhân đã gặp gỡ nhau, phải lòng nhau rồi tiến tới việc cầu hôn. Theo luật của người Hêbơrơ thời Cựu ước, trong trường hợp nầy, người thiếu nữ cầu hôn người nam. Sau khi cầu hôn, người yêu của nàng cần thực hiện một số điều luật pháp quy định. Tại phần đầu chương bốn của sách, chúng ta thấy Bô-ô đã dàn xếp một buổi họp với các trưởng lão để cuộc hôn nhân được hợp pháp.Sau khi tiếp nhận lời cầu hôn của Rutơ, ngay sáng sớm hôm sau, Bô-ô liền gặp người bà con gần nhất của Rutơ và nói với người ấy về việc chuộc lại sản nghiệp của Êlimêléc. Người đàn ông đó đồng ý chuộc lại. Nhưng khi Bô-ô nói với ông ta rằng để có thể chuộc lại sản nghiệp đó, ông ta cũng phải kết hôn với người nữ Mô-áp, thì ông ta không còn muốn chuộc nó nữa vì việc đó sẽ “làm hao hụt gia tài của ông”, hoặc sẽ đặt một vết nhơ vào phả hệ gia đình ông. Rồi Bô-ô nói với các vị trưởng lão đang hiện diện tại đó rằng ông bằng lòng chuộc lại tất cả sản nghiệp của Êlimêléc qua việc cưới Rutơ, người nữ Môáp, con dâu góa của Êlimêléc. Chuộc nghĩa là “mua lại” và “đem về”. Bô-ô đã chuộc Rutơ qua hai cách. Trước hết ông mua nàng lại khi ông bằng lòng trả tất cả các món nợ cho nàng. Rồi ông thiết lập mối quan hệ với nàng và điều đó đã đem nàng trở lại trong gia đình của Đức Chúa Trời. Trong chương năm của sách Khải Huyền có một hình ảnh đẹp đẽ khác của sự cứu chuộc. Trên thiên đàng có sự khóc lóc vì cớ không có người (bà con) chuộc sản nghiệp để tháo ấn mở sách hầu cứu chuộc nhân loại. Rồi những người đang khóc trên thiên đàng được bảo là họ không nên khóc nữa vì có một Đấng Cứu Chuộc tỏ ra xứng đáng và mong muốn cứu chuộc họ. Đấng Cứu Chuộc ấy là Đức Chúa Jêsus Christ. Niềm hy vọng về sự cứu chuộc của chúng ta là gì khi chúng ta nhận biết rằng chúng ta cần được cứu chuộc? Niềm hy vọng duy nhất của chúng ta về sự cứu rỗi căn cứ trên đức tin của chúng ta vào sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ. Sự chết của Đấng Christ là giá phải trả để chuộc mua chúng ta và đem chúng ta vào gia đình của Đức Chúa Trời. Sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ mang ý nghĩa là chúng ta có thể thiết lập mối liên hệ với Đấng Christ phục sinh và hằng sống giống như mối liên hệ hôn nhân trong cả Cựu ước lẫn Tân ước. Mối liên hệ đó đem chúng ta vào trong mối thông công với Đức Chúa Trời, xác nhận địa vị chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, và đem chúng ta trở lại với gia đình của Ngài. Ban đầu, Đức Chúa Trời và con người có mối thông công hoàn hảo và điều đó được minh họa như khi bạn siết chặt hai bàn tay lại với nhau. Sách Sáng Thế Ký cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên con người là một sinh vật biết chọn lựa, và con người đã chọn lựa lìa bỏ Đức Chúa Trời. Điều đó có thể được minh họa bằng cách buông hai bàn tay của bạn ra và quay chúng ngược lại với nhau. Tin Lành có nghĩa là Đức Chúa Trời chuộc lại con người qua sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ trên cây thập tự, được minh họa bằng cách siết chặt hai bàn tay của bạn lại với nhau lần nữa. Phi-e-rơ đã viết rằng đó không phải là những vật thuộc về thế gian như bạc và vàng, nhưng chính là huyết báu của Đức Chúa Jêsus Christ đã chuộc lại chúng ta (I Phi-e-rơ 18-19). Nhưng đó chỉ mới là một nửa của phép lạ cứu chuộc, cuộc hôn nhân giữa Bô-ô và Rutơ cho chúng ta thấy chiều kích thứ hai của phép lạ đó. Đức Chúa Jêsus Christ đã sống lại từ kẻ chết và Ngài đang gõ cửa lòng chúng ta. Một trong những ẩn dụ đẹp nhất trong Kinh Thánh, là hình ảnh của Đấng Christ sống lại và hằng sống đang gõ cánh cửa lòng của chúng ta. Ngài dạy chúng ta rằng Ngài muốn chúng ta mở cánh cửa lòng mình ra, mời Ngài bước vào và thiết lập mối quan hệ thân mật với chúng ta. Đức Chúa Jêsus Christ là chú rể và chúng ta Khi đọc sách Rutơ, có một từ Kinh Thánh tốt đẹp khác mà chúng ta nên chú ý, đó là từ “ân điển”. Trong cuộc sống hôn nhân, Đức Chúa Trời ban cho họ một người con trai tên là Ôbết. Ôbết là ông nội của Đavít, và điều đó đặt Rutơ và Bô-ô vào dòng dõi huyết thống của Đức Chúa Jêsus Christ. Bạn sẽ thấy tên của họ trong gia phổ Đấng Mêsi trong chương đầu tiên của Phúc âm Mathiơ. Hãy thử tưởng tượng là Rutơ đang đi mua sắm ở chợ với đứa con trai bé bỏng của nàng và gặp lại những người làm công trong ruộng của Bôô trước đây. Giả sử họ nói với nàng rằng:“Cô thật đã biết cách chinh phục Bô-ô, qua cách làm việc khó nhọc, cô đã đạt được những điều mình muốn”. Bạn nghĩ là Rutơ sẽ trả lời thế nào với những câu nói như thế? Bạn có nghĩ Rutơ sẽ ra sức giải thích rằng mọi điều mà nàng đang có đều là nhờ vào tình yêu của Bô-ô không? Là một tín đồ nhiệt thành, bạn có thể nghĩ ra rằng Rutơ cho là nàng có mọi sự là nhờ tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời dành cho một người ngoại bang như nàng, là điều đã được nói rõ trong luật mót lúa và luật chuộc lại sản nghiệp hay không? Cũng vậy, ta hãy xem xét phương diện Naômi tượng trưng cho người đi môn đồ hóa, là công tác mà chúng ta được ủy thác để thực hiện. Chính Naômi là người đã nói với Rutơ về luật mót lúa và chuộc lại sản nghiệp, cũng chính Naômi khuyến khích Rutơ xin Bô-ô làm người chuộc sản nghiệp của nàng. Bạn đã được chuộc lại chưa? Bạn đã từng được mua lại cho Đức Chúa Trời bằng huyết của Đức Chúa Jêsus Christ chưa? Bạn đã được đem trở lại cho Đức Chúa Trời vì cớ bạn có một mối quan hệ với Đức Chúa Jêsus Christ chưa? Có bao giờ bạn xin Đức Chúa Jêsus Christ làm Người bà con Cứu Chuộc của bạn cách cá nhân không? Đức Chúa Jêsus Christ muốn trở thành là Người bà con của chúng ta. Ngài đã trở nên một con người. Đức Chúa Jêsus Christ đang đứng tại cánh cửa lòng của bạn ngay lúc nầy. Ngài muốn trở thành Đấng Cứu Chuộc của bạn. Bạn hãy cầu xin Ngài làm Đấng Cứu Chuộc của bạn cách cá nhân. Đó là sự áp dụng quan trọng nhất từ tình yêu cứu chuộc đẹp đẽ nầy. Chương 6: VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Trong sách trước, chúng ta đã nghiên cứu ba sách lịch sử Cựu ước đầu tiên (Giôsuê, Các quan xét và Rutơ).Chúng được xem như là “Những sách lịch sử có tính hình bóng” do các ví dụ và những lời cảnh báo mà những sách nầy cung cấp. Khi đến với sách I Samuên, chúng ta bắt đầu phần kế tiếp của các sách lịch sử, là các sách được biết như “Những sách lịch sử văn chương vương quốc”. Phần nầy gồm I & II Samuên, I & II Các vua, I & II Sử ký. Các sách nầy là “văn chương vương quốc” vì chúng cho chúng ta biết về vương quốc của Đức Chúa Trời. Trên thực tế, vài bản dịch Kinh Thánh liệt kê sách I & II Samuên là I & II Các vua, còn I & II Các vua là III & IV Các vua. Các sách Sử ký lặp lại cùng một giai đoạn lịch sử, tập trung vào cái nhìn của Đức Chúa Trời về giai đoạn lịch sử đó của người Hêbơrơ. Khái niệm về vương quốc của Đức Chúa Trời là chủ đề trung tâm của các sách nầy và chúng giúp chúng ta hiểu được khái niệm trọng yếu nầy khi đọc Tân ước, đặc biệt là những sự dạy dỗ của Chúa Jêsus. Vì thế, chúng ta hãy dành một ít thời gian để xem Vương quốc của Đức Chúa Trời nghĩa là gì trong thời kỳ Cựu ước, cũng như vương quốc đó có ý nghĩa như thế nào trong sự dạy dỗ của Đấng Christ. Vương quốc của Đức Chúa Trời trong Cựu ước. Dưới thời Môise, dân Ysơraên ở dưới sự lãnh đạo của Đức Chúa Trời. Ngài muốn họ sống trong một nền chính trị thần quyền. Điều đó nghĩa là Đức Chúa Trời cai trị dân sự của Ngài. Tất cả những gì Chúa cần cho một nền chính trị thần quyền là một tiên tri – thầy tế lễ như Môise (và sau đó là Samuên). Khi Môise vì lợi ích của dân sự mà cầu thay với Đức Chúa Trời, ông là một thầy tế lễ (Dân số 11:1-2; 21:7). Khi Môise từ núi Sinai đem Lời Đức Chúa Trời xuống cho dân sự, ông là một tiên tri (Xem Xuất 20-24). Đức Chúa Trời chỉ cần một người giống như Môise để Ngài có thể cai trị dân chúng thông qua nhà lãnh đạo đó. Vị tiên tri tế lễ nầy có thể làm phương tiện cho ý muốn của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời có thể cai trị dân sự Ngài. Đó là kế hoạch của Đức Chúa Trời cho tuyển dân của Ngài. Trong sách I Samuên, Samuên là tiên tri – thầy tế lễ, nhưng khi Samuên già yếu, dân Ysơraên thấy các con trai ông không ngay thẳng như ông, thì họ bảo Samuên rằng họ muốn có được một vị vua giống như tất cả các dân tộc khác (I Samuên 8:1-5). Quá bối rối, Samuên đã cầu nguyện cách khẩn thiết với Chúa. Chúa cho ông biết không phải dân Ysơraên từ chối ông đâu, nhưng thực sự họ từ chối chính Ngài, và mong muốn có được một vị vua là con người thay cho Đức Chúa Trời là vua của họ. Thực vậy, Đức Chúa Trời phán với Samuên, “Hỡi Samuên, nếu chúng muốn có vua, chúng ta sẽ cho chúng có vua!” (622). Điều nầy cho chúng ta một khái niệm về Vương quốc của Đức Chúa Trời. Vương quốc mà dân sự muốn có là một vương quốc thế tục, cai trị một quốc gia riêng biệt của con người. Nhằm thực hiện sự mong muốn đó, Đức Chúa Trời cần một vị vua vâng lời Ngài, và Ngài cần có các thầy tế lễ là những người sẽ bước vào sự hiện diện của Ngài thay cho dân sự. Ngài Vị vua đầu tiên Đức Chúa Trời ban cho dân Ysơraên là Saulơ, là người đã được Samuên xức dầu (I Samuên 9). Đáng buồn thay, Saulơ lại là người không vâng phục! Ông không có tấm lòng vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời. Vài năm sau, Samuên đã phải nói cho Saulơ biết rằng Đức Chúa Trời đã bỏ ông, ông không được làm vua Ysơraên nữa (chương 15). Như chúng ta thấy, trong lãnh vực văn chương, Đức Chúa Trời vẫn sử dụng tiên tri– thầy tế lễ trong thời kỳ vương quốc. Nếu vua không làm theo ý Chúa thì tiên tri – thầy tế lễ sẽ dùng Khi Saulơ không vâng lời Chúa thì Samuên, người được đặc quyền lập vị vua đầu tiên của Ysơraên, và phế truất vị vua đó theo lệnh của Đức Chúa Trời. Tại nơi Saulơ đang sống, Đức Chúa Trời đã hướng dẫn Samuên xức dầu cho chàng Đavít trẻ tuổi là người theo lòng Đức Chúa Trời và cũng sẽ làm trọn ý muốn Ngài (chương 16; Công Vụ 13:22). Đavít là vị vua tốt nhất của Ysơraên. Đức Chúa Trời có thể làm việc qua ông vì cớ ông đã vâng lời Ngài. Như chúng ta đã biết, ông không phải là người hoàn hảo, nhưng ông có tấm lòng mềm mại không dời đổi và đầu phục Đức Chúa Trời. Vị vua kế tiếp là Salômôn, con trai Đavít. Thoạt đầu, Salômôn dường như có vẻ đúng là người mà Đức Chúa Trời có thể sử dụng. Ông đã cầu xin Đức Chúa Trời ban cho ông sự khôn ngoan thông sáng để cai trị dân Ngài trong sự công chính. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã ban thưởng cho ông sự khôn ngoan cũng như sự giàu sang và vinh hiển (I Vua 3:514). Salômôn xây đền thờ cho Đức Chúa Trời, điều mà cha ông là Đavít đã từng ước mơ (I Sử 22). Salômôn đã đầu hàng một cách bi thảm trước dục vọng của mình. Ông cưới bảy trăm người vợ và giữ thêm ba trăm nàng hầu! Các người vợ nầy thờ thần tượng và Salômôn đã cùng tham gia với các bà vợ đó trong sự thờ phượng ngoại giáo (I Vua 11:1-8). Như chúng ta biết, tội của Đavít thật đáng sợ. Tuy nhiên, chính tội lỗi của Salômôn đã đem đến những hậu quả hỗn loạn trên quốc gia được chọn lựa nầy. Rôbôam, con trai Salômôn lên nối ngôi cha, là vị vua thứ tư của nước Ysơraên (11:9-13). Sau Salômôn, Ysơraên đã trở nên một vương quốc bị chia cắt. Mười chi phái đã đi về phía Bắc và tự gọi mình là Ysơraên. Hai chi phái ở lại phía Nam (Giuđa và Bêngiamin), và tự gọi mình là Giuđa. Tên của nhiều vị vua đã được nhắc đến trong các sách lịch sử I & II Các vua và trong các sách Sử ký. Vương quốc phía Bắc không có vị vua nào tốt cả. Những người Asiri vô cùng gian ác và tàn bạo đã chinh phục vương quốc phía Bắc và bắt mười chi phái phía Bắc làm phu tù. Từ đó họ chẳng bao giờ được nhắc đến nữa. Cuối cùng Giuđa cũng bị Babylôn bắt làm phu tù. Họ sống tại Babylôn bảy mươi năm. Khi Batư chinh phục Babylôn, Đức Chúa Trời đã hướng dẫn vị tân hoàng đế là Si-ru Đại Đế, ra chiếu chỉ rằng, bất cứ người Các sách lịch sử văn chương vương quốc có thể khó hiểu, bạn sẽ phải có một tinh thần tích cực để đọc các sách đó, nhưng bạn có thể luôn hệ thống được về lịch sử nếu bạn tập trung 1. Vương quốc hợp nhất (dưới thời Saulơ, Đavít và Salômôn). Các sách văn chương vương quốc cung cấp một ngữ cảnh giúp chúng ta hiểu được khái niệm về Vương quốc của Đức Chúa Trời trong Tân ước. Về mặt lịch sử, sau khi những người Do Thái trở về quê hương để xây lại đền thờ và thành phố của họ, họ đã trải qua bốn trăm năm yên lặng sau khi Nêhêmi và tiên tri Ma-la-chi qua đời. Theo ý nghĩa của sự khải thị đặc biệt, Đức Chúa Trời đã không phán dạy điều gì thêm cho đến thời kỳ Tân ước. Vào lúc đó, người Do Thái lại bị chinh phục. Lần nầy, kẻ chinh phục là đế quốc La-mã. Chương đó của lịch sử Ysơraên bắt đầu khi Giăng Báptít và Đấng Mêsi là Đức Chúa Jêsus Christ phá vỡ sự yên lặng trong bốn trăm năm bằng việc rao giảng sứ điệp của Đức Chúa Trời. Sứ điệp của họ là gì? Là Tin Lành về Vương quốc của Đức Chúa Trời! Về căn bản, Chúa Jêsus phán rằng Ngài không rao giảng về một vương quốc thuộc phạm vi địa lý, quốc gia hay lịch sử, vì cớ dân chúng đã từ chối điều đó từ lâu rồi; đúng hơn là Ngài muốn dân chúng biết rằng Đức Chúa Trời muốn tiếp tục làm Vua của họ, nhưng dựa trên căn bản cá nhân. Lần nầy, Vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ ở bên trong họ (Luca 17:20-21). Bạn có nhận ra điều đó có ý nghĩa gì không? Bất cứ người đàn ông, đàn bà, con trai hay con gái nào đầu phục Đức Chúa Trời và xin cho lá cờ của Ngài tung bay trong lòng họ và xưng rằng: “Con muốn Ngài là Vua của con, và con muốn là thần dân của Ngài”, thì người đó đã bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời! Khi nói chuyện với một rabi tên là Nicôđem, Chúa Jêsus bảo ông rằng, nếu chẳng sinh lại thì ông không thể thấy nước Đức Chúa Trời. Theo Chúa Jêsus, chỉ người nào được sinh lại thì mới có đôi mắt rộng mở để nhận biết Đức Chúa Trời muốn là Vua của họ (Giăng 3:3-5; I Côrinhtô 12:3), và ngay khi thấy được vương quốc đó, họ có thể bước vào. Chúng ta nghe nhiều về việc được sinh lại, và quả thật là như thế, nhưng trong phân đoạn nầy, chủ đề quan trọng nhất không phải là sự sinh trở lại, nhưng là Vương quốc của Đức Chúa Trời. Sự tái sinh tự nó không phải là một sự kết thúc nhưng là một phương cách để đạt tới mục tiêu tối hậu và mục tiêu đó là vương quốc của Đức Chúa Trời. Bạn có còn nhớ cách sắp xếp về giá trị mà Chúa Jêsus đã chia xẻ ở trong Bài Giảng Trên Núi không? Ngài cho biết điều gì là quan trọng nhất trong đời sống chúng ta? Trước hết phải tìm kiếm Vương quốc của Đức Chúa Trời: “Trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Ma-thi-ơ 6:33). Căn cứ vào cách bạn sử dụng thì giờ, tiền bạc và năng lực, thì đâu là điều ưu tiên của bạn? Mục đích của sự sinh lại là đem chúng ta vào nước Đức Chúa Trời, nơi đó, Ngài trị vì trên cuộc đời của chúng ta. Hãy vẽ ra các ưu tiên của bạn như thể chúng là một mục tiêu với một vòng tròn màu đỏ ở trung tâm và mười vòng tròn chung quanh trung tâm màu đỏ đó. Theo Chúa Jêsus, vương quốc của Đức Chúa Trời và những điều Ngài bày tỏ cho bạn biết là đúng thì nằm ở trung tâm, và tất cả những ưu tiên của bạn cần được định nghĩa như là những vòng tròn chung quanh tâm điểm đó. Chúng ta cần nhận biết và phục sự Ngài như là Vua, và các ưu tiên của chúng ta sẽ phản ảnh một cách chân thành chúng ta đang thực hiện điều đó như thế nào. Lời cầu nguyện của chúng ta cũng cần phản ảnh những gì mà Chúa Jêsus đã dạy: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, Danh Cha được tôn thánh. Nước Cha được đến. Ý Cha được nên ở đất như trời. Xin ban cho chúng con hôm nay đồ ăn đủ ngày…” (Ma-thi-ơ 6:9-11). Hãy quan sát điều đã được đề cập trên đây: Trước khi Chúa Jêsus dạy chúng ta cầu nguyện “Xin cho chúng con”, đã ba lần Ngài bảo chúng ta đặt Đức Chúa Trời lên trên hết. Ngài bảo chúng ta cầu nguyện, “Lạy Chúa, Danh Chúa, nước Chúa, ý Chúa. Đó là điều đứng đầu trong những điều ưu tiên của con”. Lúc đó, và chỉ đến lúc đó, chúng ta mới cầu nguyện, “Xin cho chúng con”. Chúng ta có thể có được điều mình muốn theo cách riêng của mình, giống như dân Ysơraên đã làm; nhưng nếu chúng ta làm như thế thì chúng ta phải chuẩn bị ăn tiệc lớn về những hậu quả cay đắng đem đến qua việc đặt bản thân chúng ta và những ưu tiên riêng tư của chính chúng ta lên hàng đầu. Đây là những điều cần giữ trong trí khi bạn nghiên cứu về vương quốc của Đức Chúa Trời trong các sách lịch sử văn chương vương quốc. Chương 7: NGHE VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI Như chúng ta đã thấy trong chương trước, vương quốc của Đức Chúa Trời là một quan niệm chủ yếu cần nhớ khi chúng ta nghiên cứu các sách lịch sử văn chương vương quốc thời Cựu ước. Một khía cạnh quan trọng khác của những sách nầy là các ví dụ và lời cảnh cáo mà chúng cung cấp. Như sứ đồ Phaolô đã viết: “Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời” (I Côrinhtô 10:11). Chúng ta sẽ còn tìm thấy nhiều ví dụ và lời cảnh báo trong các sách chúng ta hiện có! Trước đây, I & II Samuên được coi là một sách, giống như I & II Các vua, I & II Sử ký. Sách Samuên truyền đạt lẽ thật của Đức Chúa Trời cho chúng ta dưới hình thức những tiểu sử ngắn, hướng vào ba nhân vật đặc biệt. Tám chương đầu tiên của sách I Samuên cho chúng ta một ví dụ tích cực để noi theo và sự lãnh đạo của tiên tri Samuên. Trong các chương 9 đến 15, sự tập trung chuyển qua vị vua thứ nhất của Ysơraên là Saulơ, mà đời sống của ông là một sự cảnh báo đáng sợ. Bắt đầu với I Samuên 16 và xuyên suốt đến phần cuối của II Samuên (tổng cộng là ba mươi chương), nhân vật chính là Đavít. Nước Ysơraên từng có vị vua tốt nhất là Đavít, và nếu căn cứ vào tầm quan trọng của vị trí mà Đức Thánh Linh dành Để làm đầy vào những chỗ được dành cho ông trong các sách Samuên, Đavít cũng đã viết khoảng một nửa trong số các Thi thiên. Nhiều Thi thiên ông viết có cả phần chú giải (hay về mặt kỹ thuật gọi là chú thích), ghi chú điều đang xảy ra trong cuộc đời ông khi ông viết nên Thi thiên đặc biệt đó. Chúng ta có thể cảm thông nhiều hơn (với Đavít) khi dựa vào sự hiểu biết về cuộc đời ông trong I&II Samuên để đọc các Thi thiên do ông sáng tác. Chúng ta có thể cảm nhận được sự hiểu biết sâu sắc về cuộc đời và những cảm xúc của ông trong các sách Samuên, dựa vào các Thi thiên ông viết về kinh nghiệm của mình trong hai sách lịch sử đó. Vậy ba nhân vật chính chúng ta cần xét đến trong khi nghiên cứu hai sách I & II Samuên là Samuên, Saulơ và Đavít. Chúng ta hãy bắt đầu với Samuên. Samuên. Tên của Samuên được tạo nên bởi hai từ Hêbơrơ là “đã được nghe” và “về Đức Chúa Trời”. Xét về cách ông được sinh ra thì tên nầy rất thích hợp. Mẹ của ông là An-ne đã sống trong nhiều năm với nỗi sầu khổ bị hiếm muộn. Trong những ngày đó, mang thai là dấu hiệu về phước lành từ Đức Chúa Trời, do đó An-ne đã phải suy nghĩ rằng sự hiếm muộn của bà có thể là do Đức Chúa Trời không hài lòng về bà. Một hôm, khi gia đình bà đang thờ phượng Đức Chúa Trời tại Đền tạm ở Si-lô, bà đã khóc lóc cay đắng và cầu xin Đức Chúa Trời ban cho một đứa con trai. Bà cầu nguyện cách khẩn thiết, đôi môi chỉ mấp máy những lời cầu xin trong lòng mà không thành tiếng, đến nỗi thầy tế lễ già nua là Hêli cho rằng bà đang say rượu! Ông bảo bà, “Hãy đi giã rượu đi!” (I Samuên 1:14). Khi An-ne giải bày hoàn cảnh của mình, Hêli cảm động đến nỗi đã chúc phước cho bà và nói rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu xin của bà (15-17), và Ngài đã đáp lời.An-ne thụ thai và sinh một con trai. Bà đặt tên là Samuên (Samuel), bởi vì Đức Chúa Trời có nghe lời cầu xin của bà (20). (Hầu như bất cứ tên của một người nào đó trong Kinh Thánh kết thúc với chữ “el”, thì tên đó có liên hệ với Chúa, chẳng hạn như Daniel (Đa-ni-ên), vì tiếng Hêbơrơ chữ El là Đức Chúa Trời). Sau khi Samuên thôi bú, An-ne đem cậu đến Đền tạm và dâng cho Đức Chúa Trời bằng cách trao cậu cho thầy tế lễ Hêli. Tại đây, một lần nữa, tên của cậu được chứng tỏ là phù hợp, vì khi Samuên đang còn là một đứa bé, được Hêli nuôi dưỡng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Samuên đã nghe được tiếng nói của Ngài (chương 3). Buồn thay, Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời đã trách Hêli vì đã không dạy dỗ các con trai ông, là những người không vâng lời Chúa và đã làm ô uế sự thờ phượng Ngài! (Xem 2:12-17, 22-25, 27-36). Samuên là người xem Hêli như cha, và nói với thầy tế lễ già nua đó rằng, ông ấy sẽ bị cất khỏi chức vụ thầy tế lễ. Cái tên “Nghe về Đức Chúa Trời” cũng phù hợp với Samuên khi ông trưởng thành. Kinh Thánh dạy rằng từ phương Bắc đến tận phương Nam (từ Đan đến Bê-e-sê-ba), khi Samuên nói rằng Đức Chúa Trời đã sai một tiên tri đến với họ, thì cả Ysơraên đều thừa nhận (3:19 – 4:1). Toàn thể dân Ysơraên đã nghe được lời của Đức Chúa Trời qua người đàn ông nầy. Vì vậy, “Nghe về Đức Chúa Trời” là tên quả thật rất thích hợp với ông. Cuộc đời của Samuên cho chúng ta nhiều ví dụ tích cực. Trước hết, ông và mẹ ông cho thấy giá trị của việc nuôi dưỡng và giáo dục trong sự tin kính. Để được trở nên tin kính và hữu ích, chúng ta, cũng như các bậc cha mẹ, cần xem vai trò của mình là một sự kêu gọi và trách nhiệm thiêng liêng. Chúng ta cũng phải xem con cái như là ơn phước lớn lao từ Đức Chúa Trời (Thi thiên 127:3). Khi chúng ta tuyên xưng và xác nhận việc nầy là ưu tiên, giống như Samuên, và sau nầy là Giăng Báptít, thì con cái của chúng ta sẽ có phước trong sự nuôi nấng thuộc linh. Thứ nhì, Samuên là tấm gương cao quí về những điều đạt được qua sự nuôi dạy tin kính khi chúng ta thấy ông dẫn dắt dân Ysơraên thoát khỏi thời kỳ tăm tối thuộc linh, như là “những ngày các quan xét cai trị”. Vài học giả xem ông như là vị quan xét cuối cùng, vì thế, cuộc đời của ông là một bước ngoặc trong lịch sử Ysơraên. Chúng ta nhìn thấy một ví dụ tích cực thứ ba trong các sách Samuên khi chúng ta thấy người đàn ông vĩ đại nầy trở thành một vị lãnh tụ chính trị vĩ đại, nối thời kỳ Các Quan Xét với thời kỳ của Các vua. Ông đã xức dầu cho Saulơ và Đavít, vị vua vĩ đại nhất của Ysơraên. Qua những lúc rối loạn, chẳng hạn như sự trị vì suy đồi của Saulơ, Samuên vẫn cứ trung tín với Đức Chúa Trời và với dân tộc Ysơraên cho đến cuối cuộc đời của ông. Saulơ. Đời sống của Samuên cho chúng ta các ví dụ tích cực chừng nào, thì đời sống Saulơ lại rung lên những lời cảnh báo đau buồn chừng nấy.Saulơ là một nhân vật trong Kinh Thánh gây ra nhiều sự tranh cãi vì cuộc đời ông nảy sinh vấn đề thần học nan giải: Một người có thể hôm nay được cứu và ngày mai bị hư mất không? Một số người nói không, bạn không thể đánh mất sự cứu rỗi của bạn, và trưng dẫn nhiều câu Kinh Thánh để hỗ trợ luận cứ của họ, rằng những kẻ hoang đàng luôn luôn quay về. Còn nhiều người khác lại nói vâng, bạn có thể mất nó, và họ sử dụng kinh nghiệm của Saulơ cùng với nhiều đoạn Kinh Thánh khác để chứng minh rằng bạn có thể đánh mất sự cứu rỗi.Saulơ có vẻ như đã nếm trải được sự tái sinh thật và cũng có vẻ như đã đánh mất sự tái sinh kỳ diệu trong cuộc đời của ông. Những ai cùng quan điểm nầy đều cho rằng bạn cần phải được tái sanh trở lại mỗi khi bạn lầm lỗi. Tôi tin Kinh Thánh dạy về sự tuyển chọn. Đức Chúa Trời chọn và cứu chúng ta chỉ bởi ân điển và quyền tối cao của Ngài. Do đó, nếu một người đã thật sự kinh nghiệm về sự cứu rỗi nếu họ thực sự được tái sinh – thì họ sẽ không đánh mất sự cứu rỗi của mình. Saulơ có một kinh nghiệm thuộc linh và thoạt đầu ông có vẻ như là một con người thuộc linh. Sau khi Samuên xức dầu cho ông, Đức Chúa Trời đã thay đổi tấm lòng ông (10:9). I Samuên đoạn 9 giới thiệu cho chúng ta về Saulơ. Điều đầu tiên chúng ta biết về ông là ông cao hơn cả dân sự từ vai trở lên và trong dân Ysơraên chẳng ai lịch sự bằng (9:2). Tướng mạo của một người không nên xem là tiêu chuẩn để chúng ta nhận xét hay cho rằng họ có khả năng lãnh đạo. Vả lại, sau đó, khi Samuên xức dầu cho Đavít, Đức Chúa Trời đã phán với Khi chúng ta gặp Saulơ lần đầu tiên thì ông và người đầy tớ đang đi tìm những con lừa cái bị lạc, nhưng không tìm được. Khi họ sắp sửa bỏ việc tìm kiếm, người hầu của Saulơ nhớ ra rằng có một đấng tiên tri đang ở gần đó. Vì thế họ tìm đến với người của Đức Chúa Trời. Tại đó Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Samuên một cách siêu nhiên cho cuộc viếng thăm của họ (9:3-14, 18-20). “Vả, ngày trước khi Samuên đến, Đức Giêhôva đã tỏ ra cho Samuên, mà rằng:Ngày mai, tại giờ nầy, Ta sẽ sai một người ở xứ Bêngiamin đến cùng ngươi; ngươi sẽ xức dầu cho người làm vua của dân Ysơraên Ta”. (9:15-16). Vì thế khi Saulơ gặp Samuên, ông đã gặp một bất ngờ lớn. Samuên mời Saulơ đến dự tiệc, đồng thời cũng cho ông biết đàn lừa cái đã tìm được rồi, và ông là vị vua mà Ysơraên mong muốn! (9:1920). Sửng sốt, Saulơ trả lời rằng ông là người chẳng ra gì cả – một người Bêngiamin, chi phái nhỏ nhất của Ysơraên, và là kẻ hèn mọn nhất trong các gia đình thuộc chi tộc đó. Saulơ thêm tiếng của mình vào bài đồng ca mà chúng ta thường nghe trong thời Cựu ước khi Đức Chúa Trời kêu gọi một nhà lãnh đạo. Ghiđêôn đã nói những lời y như thế và Môise cũng từng có sự phản đối tương tự khi Đức Giêhôva kêu gọi ông trở nên nhà giải phóng vĩ đại. Nếu bạn còn nhớ, ở phần cuối Các Quan Xét, chi phái Bêngiamin hầu như gần bị xóa sạch sau chuyện những người nam xứ Ghibêa hãm hiếp vợ bé của một người Lê-vi cho đến chết (một sự kiện đồi bại nhất được ghi chép lại trong Kinh Thánh - Các Quan Xét 19-20). Chỉ còn sáu trăm người nam Bêngiamin còn sót lại sau khi cuộc nội chiến chấm dứt, các chi phái Ysơraên buộc phải kiếm vợ cho họ để chi phái nầy không bị diệt mất (Các Quan Xét 21). Saulơ không phải là một vị vua tốt. Ông đã có thể là một vị vua vĩ đại và một con người tầm cỡ về mặt thuộc linh. Đức Chúa Trời đã dự trù làm cho ông và các hậu duệ ông trở thành những vị vua của Ysơraên mãi mãi, nhưng vì cớ sự bất tuân, vương quốc đó đã bị dứt ra khỏi tay ông (13:13-14). Khi Samuên quở trách Saulơ, ông đã nói trước về vai trò to lớn của Đavít như là vị vua vĩ đại nhất của Ysơraên. Samuên nói tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ ban vương quốc của Ngài cho một người hết lòng theo Ngài, là kẻ sẽ vâng lời Ngài và thực hiện ý muốn Ngài (13:14). Đây là lần thứ nhất chúng ta nghe về Đavít. Lần thứ nhì, Saulơ đã làm hỏng cơ hội thứ hai mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông bằng việc không tiêu diệt người Amaléc (đoạn15). Saulơ nhận được lịnh là phải tiêu diệt mọi thứ toàn bộ dân đó, cả bò, chiên, lạc đà và lừa. Mọi thứ! Nhưng Saulơ và đội quân của ông đã giữ lại nhữngï thứ tốt nhất trong số của cải cướp được và thậm chí còn tha mạng vua Amaléc.Đức Giêhôva phán với Samuên, “Ta hối hận vì đã lập Saulơ làm vua, vì người đã lại từ chối vâng lời Ta!” (15:11). Buồn rầu, Samuên đối mặt với Saulơ, là người cho rằng mình hoàn toàn vâng lời Đức Giêhôva. Bất chấp tiếng kêu be be của đàn chiên ở sân sau (13-14), Saulơ đưa ra lời bào chữa rằng ông và dân sự đã dành các con vật đó để làm của lễ dâng cho Đức Giêhôva. Nhưng Samuên không tin vào lời bào chữa đó. Ông bảo Saulơ rằng Đức Giêhôva đẹp lòng về sự vâng lời hơn là của tế lễ, và sự bội nghịch của ông cũng xấu xa như tội tà thuật và thờ lạy hình tượng. Khi Samuên cố rời đi, Saulơ đã níu người lại và xé rách áo tơi người. Samuên bảo Saulơ rằng, cũng bằng cách đó, Đức Giêhôva sẽ xé rách vương quốc đó khỏi tay Saulơ (15:22-29). Sau đó, chúng ta thấy thần của Đức Giêhôva đã lìa bỏ Saulơ (18:17). Từ dùng cho sự việc đó là “Ichabod”, nghĩa là, “sự vinh hiển đã qua”. Trong thời Cựu ước, Thần của Đức Giêhôva giáng trên dân sự, và nếu không vâng lời Ngài, thì Thần đó rời khỏi họ. Ngày nay, chúng ta có được lời hứa của Đấng Christ phục sinh rằng, Ngài luôn ở trong chúng ta, sẽ chẳng lìa chúng ta, chẳng bỏ chúng ta (Hêbơrơ 13:5). Tuy nhiên, cuộc đời của Saulơ là một sự cảnh báo ảm đạm cho chúng ta. Dù hôm nay Ngài không lìa chúng ta, song chúng ta lại có thể lìa bỏ Ngài, làm buồn và dập tắt Ngài. Cuộc đời của Saulơ là một lời cảnh báo nghịch lại sự không vâng lời của người được xức dầu một lời cảnh báo nghịch lại việc hoang phí ân điển và những phước lành của Đức Chúa Trời. CHƯƠNG 8: SỰ VÂNG PHỤC ĐƯỢC XỨC DẦU Khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu cuộc đời của Saulơ và Đavít, chúng ta cần nhớ rằng sự xức dầu của Đức Thánh Linh không làm cho người ta trở thành những con người máy. Chúng ta vẫn còn có ý chí tự do. Trong trường hợp của Saulơ, ông hoàn toàn có khả năng thực hiện sự lựa chọn, và ông đã không ngừng chọn lựa những điều sai lầm. Do đó, Thần của Đức Giêhôva đã lìa khỏi ông (I Samuên 16:14; 18:12). Đáng buồn thay, sự bất tuân của Saulơ đã khiến cho Đức Giêhôva từ bỏ ông và cất Thánh Linh Ngài khỏi ông! Khi điều đó xảy đến, cuộc đời của Saulơ trở thành một bằng chứng hiển nhiên theo như cách chúng ta mô tả là sự hủy hoại một nhân cách. Sự Băng Hoại Của Saulơ. Ngày nay, có lẽ chúng ta sẽ gán cho Saulơ nhãn hiệu “Kẻ hoang tưởng cùng với bệnh tâm thần phân liệt”. Từ điển định nghĩa thuật ngữ nầy là “sự hủy hoại nhân cách”. Định nghĩa đó thích hợp với tình trạng của Saulơ. Ông mắc chứng hoang tưởng, cho rằng mọi người đang âm mưu chống lại mình, đặc biệt là chàng thanh niên Đavít. Rốt cuộc ông trở nên ganh tị một cách điên cuồng với Đavít, đoan chắc rằng chàng có mưu đồ cướp ngôi (ISamuên 18:8; 20:30-31). Về một phương diện, Saulơ có thể bị dằn vặt bởi lời tiên tri của Samuên về việc vương quốc sẽ bị dứt khỏi tay ông và ban nó cho một người tốt hơn – đó là người sẽ làm trọn ý muốn của Đức Giêhôva với tất cả tấm lòng(13:14). Điểm nổi bật của cuộc đời Saulơ được qui tụ trong một từ, đó là không vâng lời. Một từ mà Đức Chúa Trời đã viết lên trên cuộc đời của Saulơ “Ichabod”, có nghĩa là “sự vinh hiển đã lìa khỏi”. Đavít - Người Được Đức Chúa Trời Chọn Lựa. Đời sống của Đavít hoàn toàn trái ngược với Saulơ. Điểm nổi bật trong cuộc đời Đavít là vâng lời. Ông là người được Đức Chúa Trời chọn lựa và là người thực hiện toàn bộ ý muốn của Ngài. Tại nơi mà cuộc đời của Saulơ bị hư hoại vì lìa bỏ Đức Chúa Trời, thì Đavít lại dồn hết lòng hết ý cho Ngài, vì ông chú trọng vào sự vâng lời, còn Saulơ thì không. Đức Chúa Trời sai Samuên đến nhà Ysai, người Bếtlêhem, để xức dầu cho vị vua thay thế Saulơ. Nhưng nhà tiên tri – thầy tế lễ – lầm tưởng người con cả đẹp trai có vẻ là một vị vua đầy ấn tượng, vì thế Đức Chúa Trời điều chỉnh lại cái nhìn của ông qua lẽ thật quan trọng nầy: “Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì Ta đã bỏ nó. Đức Giêhôva chẳng xem điều gì loài người xem. Loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giêhôva nhìn thấy trong lòng” (16:7). Ysai cho bảy người con trai khỏe mạnh của mình đi qua trước mặt Samuên, nhưng Đức Giêhôva không chọn người nào trong số đó. Có lẽ hơi bối rối, Samuên hỏi Ysai: “Hết thảy con Phải mất một thời gian khá dài, Đavít mới chính thức trở thành vua. Hầu như sách I Samuên cho chúng ta thấy Đavít đang ở trong “trường chuẩn bị” của Đức Chúa Trời. Khi Saulơ đầy lòng ganh tỵ đuổi theo sau lưng, Đavít trải qua đủ mọi thử thách và những điều đó dạy cho ông biết tin cậy, vâng lời Đức Giêhôva cho dù bất kỳ điều gì xảy ra. Mọi điều ông nếm trải khiến ông trở thành người thích hợp với mục đích của Đức Chúa Trời. Bạn có biết Đức Chúa Trời cũng làm như vậy cho chúng ta không? Mỗi ngày chúng ta sống là để chuẩn bị cho những ngày khác trong cuộc sống của mình. Nếu yêu mến Đức Chúa Trời và được kêu gọi theo mục đích của Ngài, thì những điều chúng ta nếm trải sẽ góp phần vào những gì mà Đức Sau đây là một vài kinh nghiệm mà Đức Chúa Trời đã cho Đavít trải qua để nhào nặn ông trở thành người Chúa muốn. Đavít - Người Chăn Chiên. Nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại trong Kinh Thánh như Môise và Đavít, là những người chăn chiên. Điều đó hẳn phải có lý do riêng của nó, và kinh nghiệm của Đavít cho chúng ta biết tại sao. Trong nhiều trường hợp, khi Đavít đang canh giữ bầy chiên của cha mình, ông phải đánh đuổi những con sư tử và gấu đến tấn công chúng (I Samuên 17:34-36). Gần như qua điều đó cho ta thấy được ý muốn Chúa: “Nếu cậu bé đó lo lắng cho các con chiên của cha mình thế nào, thì cậu ấy cũng sẽ lo lắng cho các con chiên của Ta như vậy. Ta sẽ lập cậu ấy làm vua!” Đavít – Một Nhạc Sĩ. Khi Saulơ ở trong trạng thái u uất mà ngày nay chúng ta gọi là sự suy sụp tinh thần, ông ta cần sự giúp đỡ. Một số quan thần quanh ông ta xem âm nhạc như là một phương thuốc chữa trị, và báo cho ông biết tài năng của Đavít. Một người trong vòng các tôi tớ nói rằng: “Nầy, tôi đã thấy một con trai của Ysai, người Bếtlêhem. Nó gảy đờn hay, một người chiến sĩ Đavít - Người Dõng Sĩ. Ở độ tuổi còn non trẻ, Đavít đã chiến đấu cho Đức Giêhôva. Bạn còn nhớ câu chuyện về Đavít và Gôliát không? (I Samuên 17). Gôliát là dõng sĩ vô địch của Philitin, và là một người khổng lồ – cao hơn ba mét! (4). Hắn nhạo báng đạo binh của Đức Giêhôva đang trong tình trạng sợ hãi. Thế rồi Đavít, người chỉ đến chiến khu để đem lương thực cho các anh mình đang tham gia trong quân đội, nghe được lời thách đố của Gôliát, tuyên bố rằng mình có thể đánh “người Philitin không cắt bì” đó. Khi đối mặt Gôliát, Đavít bảo hắn: “Ngươi cầm gươm, giáo, lao mà đến cùng ta; còn ta, nhơn danh Đức Giêhôva vạn quân mà đến, tức là Đức Chúa Trời của đạo binh Ysơraên mà ngươi đã sỉ nhục. Ngày nay Đức Giêhôva sẽ phó ngươi vào tay ta…. và khắp thế gian sẽ biết rằng Ysơraên có một Đức Chúa Trời; và quân lính nầy sẽ thấy rằng Đức Giêhôva không giải cứu bằng gươm, hoặc bằng giáo; vì Đức Giêhôva là Chúa của chiến trận, và Ngài sẽ phó các ngươi vào tay chúng ta” (17:45-47).Đavít đã thật sự cho biết mọi việc là từ Đức Chúa Trời và chiến trận thuộc về Ngài. Đavít - Người Lãnh Đạo Dân Sự. Đavít trở thành một vị tướng vĩ đại với uy lực rất lớn. Dân sự sẵn lòng liều mạng sống của họ vì ông. Khi Đavít trốn khỏi tay Saulơ và ẩn mình trong hang động Ađulam, thì người Philitin xâm chiếm Ysơraên và chiếm cứ Bếtlêhem. Khi ba người bạn chiến đấu tri kỷ của Đavít đến gặp ông, nhân cơ hội đó, Đavít lên tiếng ao ước được uống một ngụm nước múc từ giếng của thành Bếtlêhem, họ đã không sợ quân thù, phá vỡ hàng ngũ của chúng và múc đem về cho Đavít! Tuy nhiên, Đavít không uống nước đó – Ông đổ ra trước mặt Đức Giêhôva và nói rằng ông không xứng đáng uống nước do những người lính can đảm đem về vì họ đã phải liều mạng sống mình (II Samuên 13:17). Người ta thường nói lãnh tụ là người có nhiều người đi theo và trung thành với mình. Đavít quả là một lãnh tụ đúng nghĩa. Đavít Và Giônathan. Một trong những gương đẹp nhất về tình bằng hữu trên thế giới được tìm thấy trong tình bạn giữa Đavít và Giônathan, con trai của Saulơ. Khi Đavít được tin Giônathan bị giết, người than: “Hỡi Giônathan, anh tôi, lòng tôi quặn thắt vì anh; anh làm cho tôi khoái dạ! Nghĩa bầu bạn của anh lấy làm quý hơn tình thương người nữ!” (II Samuên 1:26). Người nam không thể nhìn vào mắt một người nam khác và nói: “Tôi yêu anh”. Điều đó có thể là vì họ e sợ một mối quan hệ đồng tính luyến ái. Nhưng thật ra, tình thân giữa một người nam với một người nam hay giữa một người nữ với một người nữ là điều tốt đẹp. Theo kinh nghiệm của tôi, khi Đức Chúa Trời phác họa một điều gì đó tốt đẹp trong cuộc đời nầy cho chúng ta, thì ma quỷ lại bóp méo nó bằng những tội lỗi xấu xa xoay quanh ơn phước thuộc linh đẹp đẽ đó, lôi kéo chúng ta ra khỏi những gì mà Chúa đã hoạch định. Chính Đức Chúa Trời là Đấng thắt chặt tấm lòng của Đavít và Giônathan lại với nhau. Bí quyết thuộc linh của đời sống Đavít là gì? Ông là người hoàn toàn đầu phục Chúa, làm trọn ý muốn của Đức Chúa Trời. Đavít tuân giữ mọi sự dạy dỗ trong Kinh Thánh như là một khuôn mẫu vĩ đại về điều Đức Chúa Trời có thể thực hiện nơi một người hoàn toàn cam kết với Ngài. Chương 9:THẤT BẠI NHƯNG ĐEM LẠI HIỆU QUẢ. Trong Kinh Thánh, chìa khóa để được xức dầu bởi Đức Thánh Linh là sự vâng lời. Chúa Jêsus phán, “Nếu các ngươi yêu mến Ta, thì giữ gìn các điều răn Ta. Ta lại sẽ nài xin Cha,Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên Ủi khác” (Giăng 14:15,23). Nói cách khác, vâng lời là điều kiện tiên quyết để nếm trải quyền năng của Đức Thánh Linh (Công Vụ 5:32). Phần lớn cuộc đời của Đavít là gương mẫu sáng chói cho lẽ thật nầy. Ánh Bình Minh Của Sự Thành Công. Khuôn mẫu về sự vâng lời của Đavít đạt đến cực điểm trong II Samuên chương 7. Ông có ý định trong lòng là xây một đền thờ cho Đức Chúa Trời. Ông đang sống trong cung điện bằng gỗ bá hương, nên ông muốn xây một ngôi đền nguy nga cho Đức Chúa Trời, vì hiện tại, nơi ngự của Ngài giữa thế gian chỉ là một căn lều. Nhưng tiên tri Nathan bảo Đavít rằng Đức Chúa Trời không muốn ông xây đền cho Ngài, vì Ngài đang xây dựng nhà cho Đavít một vương triều, một vương quốc đời đời do con cháu ông tiếp nối cai trị nhà Ysơraên. Đấng Mêsi sẽ sinh ra từ dòng dõi Đavít, và vương quốc của Ngài sẽ không bao giờ chấm dứt (Luca 1:33). Đavít đáp lại bằng lời cầu nguyện sau: “Lạy Chúa Giêhôva, tôi là ai, họ hàng tôi là gì, mà Chúa đã đem tôi đến nơi nầy? Lạy Chúa Giêhôva, điều đó Chúa há còn cho là nhỏ mọn sao, nên Chúa lại nói về nhà của tôi tớ Chúa trong buổi lâu về sau? Lạy Chúa Giêhôva! Chúa biết kẻ tôi tớ Chúa. Ấy vì lời Chúa và tùy theo lòng Ngài mà Chúa đã làm những việc lớn nầy, và tỏ cho kẻ tôi tớ Chúa biết”(II Samuên 7:1821). Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta chẳng phải do thành tích hay việc chúng ta làm. Điều cốt yếu trong lời cầu nguyện của Đavít cho thấy Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta vì cớ ân điển Ngài. Khi đọc đến II Samuên đoạn 11, chúng ta lại bắt đầu một chương khác trong cuộc đời của Đavít – một trong số những chương dài và u ám nhất cuộc đời ông. Trong đoạn nầy, Đavít không còn là tấm gương, mà là một trong số những sự cảnh báo nghiêm trọng nhất trong Kinh Thánh. Đavít phạm tội ngoại tình và tội sát nhân, và trong suốt một năm dài, ông đã cố Làm sao mà một người sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời, tâm tình của người đó muốn thực hiện trọn vẹn ý muốn của Đức Chúa Trời, lại có thể sụp đổ một cách bi thảm đến thế? Tôi thấy có nhiều cách giải thích về tội lỗi của Đavít. Trước hết, Đavít phạm tội vì ông là con người. Mặc dù tin kính Chúa, song ông vẫn là con người và không nằm ngoài khả năng có thể phạm tội hay sa ngã thuộc linh (I Côrinhtô 10:12,13). Thứ nhì, sự thành công của Đavít dễ làm cho ông thiếu thận trọng. Chúng ta đọc trong II Samuên 11:1: “Qua năm mới, khI Các vua thường ra tranh chiến, Đavít sai Giôáp cùng các tôi tớ mình và cả đạo binh Ysơraên đánh giặc; chúng cướp phá xứ dân Ammôn và vây thành Rápba. Nhưng vua Đavít ở lại Giêrusalem”. Lẽ ra lúc đó Đavít phải dẫn đạo binh đi chiến đấu, nhưng ông lại ở hậu phương, tức Giêrusalem, và sai Giôáp đi thay cho ông. Đavít phạm tội vì ông đã bước ra ngoài ý Chúa dành cho đời sống của mình. Tôi tin rằng Đavít phạm tội bởi vì ông đang ở đỉnh cao của sự thành công. Sứ đồ Phaolô nói: “Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật” (Philíp 4:12).Cần có sự trưởng thành đầy đủ về mặt thuộc linh để chịu cảnh nghèo hèn, và có lẽ thậm chí còn cần sự trưởng thành thuộc linh nhiều hơn nữa để biết được sự dư dật. Chúng ta thường thiếu nương cậy nơi Chúa khi dư dật, và điều nầy khiến chúng ta, giống như Đavít, có thể bị tổn hại về phương diện thuộc linh. Trong khi đạo binh của Đavít đang vây hãm thành Raba, thì vào ban chiều, ở hậu phương Giêrusalem, ông dạo chơi trên nóc đền vua, nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp đang tắm và ông muốn có được người nữ đó. Vì ông là vua, nên ông dễ dàng có được điều mình muốn, và ông đã có nàng. Sự gian dâm của Đavít không phải là một cuộc tình song phương – hãy quan sát khi đọc, rằng nàng Bátsêba chẳng hề có ý hướng gì trong vụ việc nầy. Đó có thể không phải là điều nàng muốn. Uri, chồng nàng, một trong những chiến sĩ mạnh bạo của Đavít. Nàng có vẻ yêu chồng mình sâu đậm, nhưng chồng nàng đang ở xa, chiến đấu cho vua. Khi Đavít biết rằng Bátsêba có thai, ông gọi chồng nàng từ mặt trận trở về. Đavít cố đưa Uri về nhà để ngủ với vợ là Bátsêba, nhưng ông là một chiến sĩ trung kiên nên đã không chịu làm việc đó. Đavít thậm chí đã phục rượu cho Uri, nhưng ông vẫn không chịu trở về nhà ngủ với vợ mình trong khi các chiến hữu đang đối mặt với sự hiểm nguy tại mặt trận. Vì vậy Đavít phải gởi bức mật thư – bởi chính tay Uri – cho vị tướng chỉ huy là Giôáp, rằng: “Hãy đặt Uri tại hàng đầu, nơi hiểm nguy hơn hết của chiến trận, rồi hãy rút ra xa người để người bị đánh và chết đi” (II Samuên 11:15). Không bao lâu, tướng Giôáp gởi một lá thư trở lại cho nhà vua, báo cáo đầy đủ về trận chiến và viết thêm rằng: “Tôi tớ của vua là Uri, người Hêtít, cũng chết” (21). Uri bị giết chết,do đó, Đavít không chỉ phạm tội tà dâm, mà còn phạm tội sát nhân nữa. Về sau, khi tội lỗi nầy được ghi lại trong các sách Sử ký, việc mưu sát Uri đã được làm nổi bật lên như là điểm chính yếu trong tội lỗi của Đavít. Ông đã sống cách giả dối, che giấu tội lỗi mình suốt một năm tròn, nghĩ rằng chẳng ai biết việc nầy ngoài bản thân ông và nếu có ai khác nữa, thì đó là vị tướng lãnh đáng tin cậy của ông là Giôáp mà thôi. Năm đó, năm mà Đavít che đậy tội lỗi của mình, có lẽ là năm bất hạnh nhất trong cuộc đời của ông (Xin đọc tâm tình của ông trong Thi thiên 32 và 51). Tội lỗi mà Đavít cảm biết, thực sự khiến ông bịnh hoạn về mặt thể xác. Cuối cùng, ông trở lại với Chúa: “Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi. Tôi nói: Tôi sẽ xưng các vi phạm tôi cùng Đức Giêhôva, còn Chúa tha tội ác của tôi” (Thi 32:5). Đavít nói người nhân đức cần cầu nguyện để nhận được phước từ sự tha thứ. Phải chăng điều đó nói lên người nhân đức cũng có thể phạm tội? Vâng, dĩ nhiên là có. Nhưng ở đây muốn đề cập đến tính cách vĩ đại của Đavít được nhấn mạnh qua cách ông đối phó với tội lỗi cùng với hậu quả của Khi thất bại, điều quan trọng là chúng ta làm gì sau sự thất bại đó tức là cách chúng ta đối phó với sự thất bại. Chính ở điểm nầy mà cuộc đời của Đavít, thậm chí ngay khi ông phạm tội, trở thành một trong những khuôn mẫu vĩ đại mà Kinh Thánh để lại cho chúng ta. Cuộc Chạm Trán. Trong II Samuên đoạn 12, một tiên tri can đảm tên là Nathan đến cùng vua Đavít. Ông kể câu chuyện về một người giàu có, có nhiều chiên bò và một người nghèo khó ở cùng thành, chỉ có một con chiên cái nhỏ. Người nghèo yêu thương con chiên của mình và đó là con vật mà con cái người rất cưng chìu. Chiên ăn cùng bàn và uống cùng ly với người. Khi người giàu có khách đến thăm, ông ta không giết con vật nào trong bầy của mình, nhưng lại làm thịt con chiên cưng bé nhỏ duy nhất của người nghèo để đãi khách. Khi Đavít nghe xong câu chuyện nầy, ông nổi giận nói rằng: “Ta chỉ Đức Giêhôva hằng sống mà thề, người đã làm điều nầy đáng chết!”(5). Lúc đó, Nathan chỉ vào Đavít và nói: “Vua chính là người đó! Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên có phán như vầy: Ta đã xức dầu lập ngươi làm vua Ysơraên. Ta đã giải cứu ngươi khỏi tay Saulơ… Ta đã ban cho ngươi nhà của Ysơraên và Giuđa. Và nếu điều đó chưa đủ, ắt Ta sẽ thêm cho ngươi ơn khác nữa. Cớ sao ngươi khinh bỉ lời của Đức Giêhôva bằng cách làm điều ác trước mắt Ngài? Ngươi đã dùng gươm giết Uri, người Hêtít, và đã lấy vợ nó làm vợ ngươi” (II Samuên 12:7-9). Trước mặt toàn thể quần thần, Nathan đã đối đầu với Đavít qua việc lên án tội lỗi của ông. Hãy nhớ rằng Đavít là một vị vua và ông có thể ra lệnh, “Hãy chém đầu hắn!” Nhưng ông đã không làm như vậy. Thay vào đó, ông hạ mình thú nhận tội lỗi (12:13a). Đức Giêhôva đã tha thứ cho ông (12:13b), nhưng Đavít vẫn phải ngồi dự buổi đại tiệc khủng khiếp về các hậu quả tội lỗi của mình. Hậu Quả. Nathan truyền lại lời của Đức Giêhôva cho Đavít như vầy: “Nên bây giờ, gươm chẳng hề thôi hủy hoại nhà ngươi… Ta sẽ khiến từ nhà ngươi nổi lên những tai họa giáng trên ngươi” (12:10a,11a). Vì lẽ Đavít phạm tội trong mối quan hệ gia đình, nên đó là nơi mà Đức Chúa Trời trừng phạt ông. Trong phần còn lại của sách II Samuên, từ đoạn nầy tiếp theo đoạn kia, chúng ta thấy lời tiên tri của Nathan đã được ứng nghiệm. Trước tiên, nhà tiên tri nói với vua rằng đứa con mà Bátsêba sinh ra sẽ phải chết. Trong sáu ngày đêm, Đavít kiêng ăn, cầu nguyện, và nằm phủ phục trước mặt Đức Chúa Trời.Nhưng bệnh của đứa bé ngày càng nặng thêm, và vào ngày thứ bảy, đứa bé chết. Khi Đavít biết được điều ấy, ông chờ dậy, tắm rửa, thay áo xống, vào thờ lạy tại Đền tạm của Đức Giêhôva rồi dùng bữa. Thái độ của ông đã gây bối rối cho các tôi tớ, nhưng Đavít cắt nghĩa rằng, khi đứa bé còn sống, còn có cơ may là Chúa sẽ bày tỏ lòng thương xót và tha cho nó khỏi chết; nhưng khi nó chết, ông chẳng làm gì được để nó có thể sống lại, và nói thêm, “Ta sẽ đi đến cùng nó, nhưng nó không trở lại cùng ta” (12:13). Tôi tin câu chuyện nầy đang nói với chúng ta rằng khi Đức Chúa Trời cất sự sống của một đứa trẻ, chúng ta không cần phải nghi ngờ gì về số phận đời đời của nó. Đavít diễn tả niềm hy vọng đó khi ông nói, “Ta sẽ đi đến cùng nó”. Trái với thái độ nêu trên, Đavít đau đớn tột cùng khi nghe tin về cái chết của con trai mình là Ápsalôm trong câu chuyện sau nầy về sự Khi đọc đến đoạn 13 và những đoạn tiếp theo, chúng ta thấy hậu quả tội lỗi của Đavít vẫn tiếp diễn. Con trai của ông là Amnôn, đã gian hiếp Tama là em gái cùng cha khác mẹ của mình. Rồi một con trai khác của Đavít là Ápsalôm, anh ruột của Tama và là con cưng của Đavít, đã giết chết Amnôn, sau đó chạy trốn như một kẻ đào tẩu để cứu lấy mạng sống mình. Nhờ vai trò trung gian hòa giải của Giôáp, Ápsalôm được về lại Giêrusalem. Tuy nhiên, mặc dù Đavít cho phép Ápsalôm trở về, ông vẫn không chịu gặp lại chàng.Đavít mong ước được nối lại mối tương giao cùng Ápsalôm, nhưng trên thực tế ông đã thất bại trong việc tha thứ những lỗi lầm của chàng và tái lập mối giao hảo giữa họ với nhau (14:24). Bị xa lánh và vì giận dữ nên Ápsalôm nổi loạn chống lại cha mình, và sau cùng chàng làm cho Đavít bị bật ra khỏi Giêrusalem. Cùng với đoàn quân phản loạn, Ahitôphe, vị cố vấn tín cẩn của Đavít, đã về hùa với Ápsalôm. Ahitôphe khuyên Ápsalôm nên kích động Đavít ra tranh chiến trước khi ông kịp chuẩn bị, bằng cách chiếm đoạt mười cung phi của cha mình còn ở lại Giêrusalem. Bi thảm thay, Ápsalôm đã nghe theo lời khuyên xảo trá nầy! Ngay trên nóc đền vua, trước mặt cả Ysơraên, chàng đã cưỡng hiếp họ. Khi Đavít nhận được tin về hành động nhẫn tâm nầy – tức là biết người bạn thân thiết của ông, người mà ông kính trọng như cha, đã khuyên con trai ông cưỡng bức những người thiếu nữ vô phương tự vệ nầy – ông viết ra Thi thiên 55. Đọc Thi thiên nầy bạn sẽ nhận ra rằng tấm lòng của Đavít tràn ngập nỗi kinh hoàng. Bạn có thể đọc toàn bộ sự bi thảm của câu chuyện kinh khiếp nầy trong cuộc đời Đavít trong sách II Samuên 11-18. Bất chấp mọi điều Ápsalôm đã làm, khi cuộc chiến tàn khốc sắp xảy ra giữa những chiến sĩ mạnh bạo của Đavít và đội quân Ysơraên dưới quyền lãnh đạo của Ápsalôm, Đavít yêu cầu binh sĩ đừng làm hại con trai ông. Tai họa sau cùng mà Đức Chúa Trời giáng xuống cho Đavít là tin Ápsalôm bị giết chết. Một lần nữa, hãy quan sát sự khác biệt trong phản ứng của Đavít khi đứa bé sơ sinh của ông bị chết và phản ứng của ông qua cái chết của Ápsalôm. Khi Ápsalôm bị giết, sự đau buồn của Đavít bao trùm lấy ông. Ông lập đi lập lại câu:“Ôi, Ápsalôm, con trai ta! Con trai ta! Ápsalôm, con trai ta! Ước chi chính ta chết thế cho con! Ôi, Ápsalôm! Con trai ta! Con trai ta!” (18:33). Ápsalôm nổi loạn chống lại chính cha mình, vậy thì vì sao Đavít lại phản ứng như vậy? Không giống như cái chết của đứa con nhỏ, ông không thể nói về Ápsalôm rằng, “Ta sẽ đi đến cùng nó”. Tôi nghĩ rằng đó là lý do tại sao sự đau buồn của ông dành cho Ápsalôm lại to lớn đến thế. Cũng có thể là Đavít tin rằng Ápsalôm chết là do tội lỗi của mình và ao ước điều đó có thể đảo ngược lại. Khi bạn đọc câu chuyện về tội lỗi của Đavít, và đặc biệt là về những hậu quả của nó, hãy nhận biết rằng không ai trong chúng ta không sa ngã (I Côrinhtô 10:12,13). Hãy nhận biết rằng Đavít đã chỉ cho hết thảy chúng ta cách đối phó với sự thất bại về phương diện thuộc linh và đạo đức. Cần hiểu rõ giá trị những lời nói của Chúa Jêsus khi Ngài phán, “Hãy đi,đừng phạm tội nữa!” (Giăng 8:11). Chương 10: PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ THA THỨ Chương 11: BA SỰ KIỆN CỦA TỘI LỖI VÀ BA SỰ KIỆN CỦA SỰ CỨU RỖI Tôi muốn có thêm một chương nữa viết về đề tài tội lỗi của Đavít. Bạn có thể nghĩ là tôi đang nhấn mạnh đến điều nầøy quá nhiều, nhưng tội lỗi của Đavít được nhấn mạnh như vậy vì chính Kinh Thánh đã làm điều đó. Chúng ta cần khám phá là tại sao Chúa lại dành nhiều chỗ như thế trong II Samuên để nói về tội lỗi của Đavít. Đó là để chúng ta có được những bài học thuộc linh về vấn đề tội lỗi mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải học và áp dụng khi phạm tội. Các Bài Học Thêm Về Tội Lỗi. Một trong những bài học quan trọng nhất mà chúng ta có thể rút ra từ câu chuyện tội lỗi của Đavít là cách ông đối phó với vấn đề nầy. Tôi muốn nêu lên một ví dụ minh họa. Chúng ta xây một bức tường ngay giữa tâm trí mình và cách ly những ý nghĩ mâu thuẫn của chúng ta vào mỗi ngăn. Trong một ngăn, chúng ta có đức tin để nói rằng, “Đức Chúa Trời là Đấng chăn giữ tôi”. Khi nói thế, chúng ta không để bản thân mình nhớ rằng mình bị ung nhọt vì cớ chúng ta đang lo lắng. Trong ngăn kia của tâm trí chúng ta, chúng ta lại lo lắng và không để cho bản thân mình nhớ rằng chúng ta có đức tin! Điều nầy dẫn đến các ngăn kín một cách lôgíc của chứng bệnh “tâm thần phân liệt”. Chứng bệnh tâm thần phân liệt nầy không phải là vấn đề nghiêm trọng trong ý thức. Nhưng nó là vấn đề nghiêm trọng ở phần tiềm thức, bởi những ý nghĩ có ý thức sẽ đến trọ trong phần thuộc tiềm thức của chúng ta và ở đó vĩnh viễn. Do đó những mâu thuẫn của chúng ta chuyển vào phần tiềm thức và tạo nên một hồ chứa của sự mâu thuẫn bên dưới bề mặt. Điều nầy có thể là một vấn đề nghiêm trọng bởi vì tiềm thức giống như một cái ly. Khi nó đầy sự mâu thuẫn, nó gởi các tín hiệu đến cơ thể chúng ta, và chúng ta bắt đầu gánh chịu các triệu chứng thuộc thể xác. Kinh Thánh dạy chúng ta không nên dồn chứa những mâu thuẫn, nhưng phải xử lý chúng. Các nhà tâm thần học cũng đồng ý như thế, nhưng họ giải quyết theo một phương pháp khác. Giải pháp muôn thuở của họ là hướng dẫn con người xa rời những giá trị tuyệt đối và những phẩm hạnh đó thường mâu thuẫn với cách cư xử của họ. Kinh Thánh cho chúng ta biết rõ điều đó là sai. Nếu chúng ta có một chuẩn mực tuyệt đối về tính chính trực và công bình bởi thực sự tin vào các điều tuyệt đối về đạo đức, nhưng lối sống của chúng ta lại mâu thuẫn với tiêu chuẩn tuyệt đối về sự chính trực đó, thì chúng ta đang tự gây ra bệnh tật cho mình. Kinh Thánh dạy chúng ta giải quyết các mâu thuẫn của mình theo cách nầy: “Vì lẽ mắt là ngọn đèn của thân thể, nếu cách nhìn hay nếp suy nghĩ của chúng ta phù hợp với ý muốn Đức Chúa Trời, và chúng ta sống theo cách chúng ta nhìn thấy mọi sự việc, thì trọn thân thể chúng ta sẽ đầy tràn sự sáng (Mathiơ 6:22). Nói cách khác, chúng ta sẽ giải quyết được Đavít dạy chúng ta xử lý vấn đề tội lỗi của mình khi nhận biết tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời về điều đúng và điều sai, thậm chí khi tiêu chuẩn đó khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta là những tội nhân và lên án tội lỗi. Khi chúng ta xưng nhận tội lỗi của mình, Chúa sẽ bổ lại linh hồn chúng ta. Đó là một trong những áp dụng quan trọng nhất mà chúng ta có thể rút ra từ câu chuyện tội lỗi của Đavít. Ba Sự Kiện Của Tội Lỗi. Một ứng dụng khác từ câu chuyện xấu xa nầy trong cuộc đời của Đavít là tội lỗi đem đến những hậu quả thật khủng khiếp. Trong II Samuên 11-18, Đavít đã phải dự một đại tiệc của những hậu quả cay đắng. Câu chuyện của ông thực sự minh họa về ba sự kiện của tội lỗi và ba sự kiện của sự cứu rỗi. Trước hết, chúng ta hãy suy gẫm về khía cạnh tội lỗi. Tội Lỗi Có Hình Phạt. Trước hết, tội lỗi phải chịu hình phạt. Tội lỗi thường dẫn đến một hình phạt trong tương lai và một hình phạt ngay hiện tại. Đó là lý do khiến Đức Chúa Trời phải “đóng cửa” thiên đàng và sai Đức Chúa Jêsus Christ xuống thế gian nầy. Cách duy nhất chúng ta có thể cất đi hình phạt tội lỗi trong tương lai (địa ngục) khỏi đời sống chúng ta là tin vào sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ trên cây thập tự (Giăng 3:16). Tuy nhiên, ba phần năm số lần sử dụng từ cứu rỗi trong Kinh Thánh không áp dụng cho hình phạt tội lỗi trong tương lai, nhưng áp dụng cho sự cất bỏ hình phạt tội lỗi trong hiện tại.Chẳng hạn, chúng ta được cứu khỏi hình phạt của một cuộc đời nghiện ngập. Khi Chúa Jêsus nói về địa ngục, Ngài dùng chữ Hy Lạp “Gehenna”. Gehenna là một bãi rác lớn bên ngoài Giêrusalem, là nơi “…. Sâu bọ chẳng hề chết, và lửa chẳng hề tắt (Mác 9:44). Khi dân chúng nghĩ đến Gehenna, họ nghĩ đến những thứ rác rưởi. Đức Chúa Jêsus dạy rằng rác rưởi là một trong những thực tế tệ hại nhất của địa ngục. Một hình phạt khác trong hiện tại của tội lỗi là sự nô lệ. Người ta không làm điều họ muốn, nhưng lại làm điều họ phải làm, điều mà họ bị thúc ép phải làm. Người ta bị kiểm soát bởi áp lực và những thói quen mà Kinh Thánh gọi là tội lỗi. Sự cứu rỗi giải phóng người ta khỏi cảnh nô lệ tội lỗi (Giăng 8:30-35; Mathiơ 1:21). Quyền Lực Của Tội Lỗi. Thứ nhì, tội lỗi có quyền lực rất lớn. Tôi tin toàn bộ câu chuyện của Đavít là điều mà Phaolô viết trong I Côrinhtô 10:12: “Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã”.Trong câu kế tiếp, Phaolô viết rằng sự cám dỗ là “thường tình cho loài người”. Nếu một người như Đavít có thể bị đánh hạ bởi quyền lực của tội lỗi, thì chúng ta là ai mà có thể nghĩ rằng chúng ta có thể chống cự được nó?Bạn đừng bao giờ đánh giá thấp quyền lực của tội lỗi. Giá Trả Của Tội Lỗi. Thứ ba, tội lỗi có một giá trả rất cao. Phaolô nói với chúng ta rằng, “công giá của tội lỗi là sự chết” (Rôma 6:23). Phaolô không chỉ muốn nói cái chết theo nghĩa đen mà còn nói đến bữa tiệc lớn của các hậu quả đó nữa những dược thảo cay đắng mà kẻ có tội phải ăn vào. Tội lỗi có những vết sẹo và vết nhơ của nó. Một vài vết nhơ và vết sẹo của tội lỗi không thể Ba sự kiện của sự cứu rỗi. Giống như nền nhung đen tương phản với những viên kim cương mà người thợ kim hoàn trưng bày trên đó, hình phạt kinh khiếp, quyền lực và giá trả của tội lỗi khiến cho ba sự kiện của sự cứu rỗi càng tỏa sáng hơn. Chúa Jêsus Đã Cất Đi Hình Phạt Của Tội Lỗi. Trước tiên, Đức Chúa Jêsus Christ đã cất đi hình phạt của tội lỗi. Kinh Thánh gọi điều nầy là “Phúc Âm” hay “Tin Lành”, như Chúa Jêsus có lần phán với Nicôđem: “Ta là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, Ta là giải pháp duy nhất của Đức Chúa Trời, và Ta là Đấng Cứu Rỗi duy nhất của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Cha không có một giải pháp khác hay một Đấng Cứu Rỗi khác” (Giăng 3:16). Khi bạn thật sự nghe được điều Chúa Jêsus tuyên phán, bạn sẽ nhận ra rằng Ngài đã kiến tạo một con đường không lối thoát đối với tất cả những tôn giáo khác. Bạn có thể tin vào Chúa Jêsus, hoặc không tin, song đây là một trong các lời tuyên bố quyết đoán nhất mà Chúa Jêsus đã từng nói ra. Đức Thánh Linh Chiến Thắng Quyền Lực Của Tội Lỗi. Thứ nhì, Đức Thánh Linh có thể kềm giữ quyền lực của tội lỗi trong đời sống bạn và tôi dưới sự kiểm soát của Ngài. Sứ đồ Giăng nhắc chúng ta trong I Giăng 4:4: “Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian”. Bên cạnh quyền năng của Đức Chúa Trời, không có quyền lực nào trong thế gian nầy lớn hơn quyền lực của tội lỗi, của điều ác và của Satan. Nhưng tin tức tốt lành đó là quyền năng của Đức Chúa Trời lớn hơn quyền lực của Satan, của điều ác và của tội lỗi! Sứ đồ Phaolô nói rằng khi chúng ta sở hữu ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể trở nên những kẻ siêu chiến thắng đối với quyền lực của tội lỗi trong đời sống chúng ta (so sánh Rôma 8:37-39). Sự Xưng Nghĩa Xóa Bỏ Tội Lỗi Chúng Ta Trước Mặt Ngài. Sự kiện thứ ba của sự cứu rỗi hơi rắc rối một chút, bởi vì nó can hệ đến các vết nhơ, vết sẹo và giá trả của tội lỗi. Trước mặt Chúa, ngay cả các vết nhơ của tội lỗi cũng được rửa sạch bởi sự tha thứ. Như Đavít đã viết trong một Thi thiên: “Phương Đông xa cách phương Tây bao nhiêu, thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi xa khỏi chúng tôi bấy nhiêu” (Thi thiên Tuy nhiên, sự xưng công bình đến trong hai chiều hướng. Đôi khi các vết nhơ và vết sẹo của tội lỗi, làm cho con người không thể tin được là mình có thể thay đổi. Nếu một người phạm tội sát nhân, và sau đó tin Chúa Jêsus, theo cái nhìn của Đức Chúa Trời, thì người ấy giống như chưa hề phạm tội hay phạm sự giết ngườiù. Nhưng đức tin của họ trong Đấng Christ có thể giúp họ hoàn toàn an nhiên hay không? Không, vẫn còn những hậu quả phải trả. Có một lần tôi được gọi đến nhà của một người đàn ông tám mươi ba tuổi. Ông tin Chúa ở tuổi tám mươi hai, là điều không bình thường. Sau khi ông tin Chúa, vợ ông gọi cho tôi và nói: “Ông cần đến nói chuyện với chồng tôi. Tất cả những gì mà ông ấy làm là ngồi khóc và không chịu nói gì cả”. Vì thế tôi đến gặp ông ấy. Cuối cùng, khi dằn được cơn xúc động, ông nói: “Các con tôi! Các con tôi! Các con tôi!” Tôi hỏi: “Các con của ông làm sao?” Lúc đó, ông kể cho tôi nghe cách đối xử dễ sợ của ông với các con mình. Hai người con đã phải ở trong bệnh viện tâm thần, và theo ông, ông chịu trách nhiệm về việc làm hỏng cuộc đời chúng nó. Người cha nầy đã hối cải một cách đúng đắn và trước mặt Chúa, ông không còn vết nhơ, hình phạt hay vết sẹo nào, nhưng những vết sẹo và vết nhơ trên các con ông vẫn tồn tại. Có vài điều chúng ta không thể xóa bỏ (sau khi đánh trứng, chúng ta không thể phục hồi lại quả trứng). Giá trả cho tội lỗi thì đắt và các vết sẹo thì không thể thay đổi được. Đây là lý do vì sao sứ đồ Giăng đã viết trong thư tín đầu tiên của ông: “Ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con không phạm tội” (I Giăng 2:1) Tạo nơi lớp người trẻ cái ấn tượng là không hề có điều gì tốt hoặc thậm chí có vẻ khôi hài về tội lỗi, là điều kỳ quặc trong thần học. Đúng là không có điều tốt nào trong tội lỗi hay những hậu quả của nó cả, nhưng Đức Chúa Trời có thể làm nổi bật ân điển và sự thương xót của Ngài, nếu chúng ta đáp ứng với những hậu quả của tội lỗi theo như cách Đavít đã làm. Thậm chí Đức Chúa Trời có thể chữa lành nhiều vết sẹo, nhưng có vài vết nhơ và vết sẹo lại không thể hủy bỏ hay thay đổi được. Đó là lý do tại sao Kinh Thánh dạy tốt hơn là đừng phạm tội. Chúa Jêsus phán với người đàn bà bị bắt về tội tà dâm: “Ta cũng không định tội ngươi”, Ngài lại phán, vì cớ thương xót người đàn bà đó, rằng: “Từ rày trở đi đừng phạm tội nữa”(Giăng 8:11). Đừng bao giờ để cho một ai tạo ấn tượng nơi con cái bạn là sống trong tội lỗi rồi được cứu khỏi tội lỗi cũng tốt. Tốt hơn hết là đừng phạm tội. Ngày nay, tội lỗi lan truyền như bệnh dịch giữa vòng những người tự nhận là môn đệ của Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Trời muốn tất cả chúng ta, qua câu chuyện về tội lỗi của Đavít, nghe được lời phán của Đức Chúa Jêsus ngày hôm nay: “Hãy đi, và đừng phạm tội nữa!” Nguồn tài liệu: HỘI HỢP TÁC TRUYỀN GIÁO QUỐC TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG THÁNH KINH |
|||